Ngược lại, đa số các bạn vừa mới học cả về vi tính lẫn đánh máy thì hay phạm những lỗi này, khiến cho văn bản gõ xong phải mất công sửa chữa rất nhiều mới có thể in ra cho “coi được”:
- Tất cả các dấu ngắt câu nên tuân theo quy tắc “không cách trước một cách sau”. Như vậy bạn mới không bị tình trạng dấu phảy hay dấu chấm nằm ngay ở đầu dòng!
- Đối với tiếng Việt dùng font không phải là Unicode, nhiều bạn thường mắc lỗi đặt dấu bị lệch, dính do xóa, sửa không đúng cách. Nếu thấy xảy ra những lỗi này, bạn nên xóa cả chữ để gõ lại cho đúng, vì không chỉ đơn giản là dấu sai mà mã ở đó cũng bị sai nốt. Sau này khi cần đổi font, chuyển mã thì sẽ hoàn toàn sai lạc.
- Lỗi mất một dấu khi trong từ có 2 dấu giống nhau (ở font không phải là Unicode), ví dụ ươ thì chỉ còn uơ. Cần chọn lại quy tắc đánh dấu trong chương trình điều khiển bàn phím tiếng Việt, ví dụ trong VNI thì bỏ mục “Dấu có thể tắt”.
- Lỗi gõ nhiều khoảng cách: Có thể nói trong văn bản đánh máy vi tính không có lý do gì để bạn phải gõ nhiều hơn 1 khoảng cách (space) cả. Kể cả khi cần thụt đầu dòng cũng vậy, sẽ có những phương pháp định dạng trong Word để làm cho một từ đứng cách xa hơn vị trí thông thường của nó nếu bạn muốn.
- Lỗi xuống dòng khi đến cuối màn hình: Có khi do màn hình soạn thảo được chọn rộng quá; làm cho dòng chữ chạy qua chạy lại trông khó chịu, bạn cứ chờ gần đến cuối màn hình là Enter để xuống dòng cho gọn! Điều này sẽ làm cho toàn bộ văn bản của bạn trông rất kỳ cục khi đổi lại font hay cỡ chữ. Bạn nên chỉnh lại độ rộng cửa sổ soạn thảo cho vừa với màn hình bằng cách vào File > Page Setup, chọn lại Margin Left, Right cho phù hợp. Hoặc cũng có thể thu nhỏ cửa sổ soạn thảo bằng cách gõ lại số % trong cửa sổ zoom, ví dụ 90% thay vì 100%.
Bình luận (0)