icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siêu máy tính mô phỏng sóng thần

NGUYỄN DƯƠNG QUÂN

Những nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm quốc gia Los Alamos thuộc Cục An toàn Hạt nhân quốc gia Mỹ gần đây đã phát triển mô hình siêu máy tính tìm hiểu về sóng thần. Vì phần lớn dân số trên trái đất sống gần bờ biển, quần đảo, vịnh nên một mô hình siêu máy tính dự đoán được sóng thần hoạt động như thế nào sẽ giúp ích rất nhiều. Hầu hết các ngọn sóng thần là hậu quả của nhiều cơn địa chấn, những khối đất khổng lồ sạt lở đổ ùm trong lòng biển, đại dương làm bùng lên các cơn sóng lớn đó.

Các nhà khoa học máy tính Galen Gisler và Bob Weaver từ nhóm các trình ứng dụng hạt nhân nhiệt Los Alamos cùng với Michael Gittings của Tập đoàn Quốc tế các trình ứng dụng khoa học đã tạo trên máy tính sáu hành tinh nhỏ tượng trưng cho các khối đất khổng lồ gồm hai chất liệu sắt và đá (kém đông đặc 40% so với sắt) và ba loại đường kính: 1 km, 500 m và 250 m. Họ cho biết hành tinh có đường kính 1 km của mình khi ngã vào lòng biển, đại dương (giống như đất lở) sẽ tương đương với 1,5 tỉ tỉ tấn thuốc nổ TNT và cột nước nó gây ra cao đến 12 dặm.

Nỗ lực của nhóm này dựa trên nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học Chuck Mader (Los Alamos) và Dave Crawfold (Phòng Thí nghiệm quốc gia Sandia). Gisler nói các mô hình chính xác hơn về sự hoạt động của sóng thần có thể đạt được là nhờ vào những tiến bộ gần đây của máy tính hiện đại và bộ mã chạy trong mô hình do chương trình điện toán cao cấp thuộc Cục An toàn Hạt nhân tài trợ. Nhóm nghiên cứu đã bắt chước được theo toàn bộ ngọn sóng thần từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc và áp dụng năng lực điện toán tính được các biến đổi chính yếu trong suốt quá trình của các con sóng ấy.

Với mô hình này, những nhà khoa học đã quan sát rõ sóng truyền đi trong nước và chấn động sóng di chuyển trong lòng đại dương như thế nào. Nhà nghiên cứu Gisler giải thích họ xem xét nhiều chi tiết về một số biến đổi chủ yếu đặc biệt là chiều cao con sóng quyết định khoảng cách và phạm vi gây thiệt hại của nó. Họ cũng đo đạc chiều cao của từng ngọn sóng riêng lẻ và nghiên cứu mức độ ảnh hưởng ở nhiều khoảng cách đa dạng khác nhau. Sau ba tuần làm việc của hai siêu máy tính Blue Mountain (Los Alamos) và ASCI White (Phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore) – tương đương với nửa triệu giờ xử lý thông tin đơn lẻ – những nhà nghiên cứu cho biết mô hình dự đoán vận tốc sóng thần do hành tinh lớn nhất tạo ra sẽ vào khoảng 600 km/giờ. Con số chính xác này sẽ giúp tính toán đúng thời điểm sơ tán dân cư trong trường hợp có sóng thần. Hạn chế của mô hình trước đây là do sự lắp ghép từ ba bộ mã máy tính khác nhau nên không chính xác vì những lỗi có thể xảy ra khi mô hình không hiểu những điều kiện chuyển qua từ mỗi mã riêng biệt, trong khi đó bộ mã SAGE của họ khắc phục và tránh được vấn đề này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo