Theo Trung tâm an ninh mạng BKIS, ở VN có khoảng 1.000 máy tính nạn nhân nhiễm Trojan từ việc lừa đảo này.
"Chúng tôi từng dự báo trong năm nay, mạng xã hội với: blog, web chia sẻ video, hình ảnh… sẽ trở thành đích nhắm mới của hacker để phát tán virus, lừa đảo trực tuyến. Điều đó đã trở thành hiện thực", Giám đốc BKIS Nguyễn Tử Quảng nhận định. "Vì thế, khi tham gia các mạng xã hội cần cảnh giác, không nên tin ngay vào các thông tin chưa biết rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm chưa rõ xuất xứ. Hiện tại, ai có PC đã bị nhiễm Trojan này có thể cập nhật bkav1497 để diệt".
Các chuyên gia của BKIS cũng khuyến cáo người sử dụng cẩn trọng ngay cả khi truy cập các website nổi tiếng như Google hay Yahoo vì nguy cơ bị mã độc tấn công từ đây cũng rất cao. "Thủ đoạn của hacker là tìm được lỗ hổng trên website cho phép tạo ra các link nguy hiểm. Những đường dẫn này bề ngoài thì trỏ tới website uy tín nhưng bấm vào sẽ bị chuyển hướng sang một website khác, chứa mã độc hại", chuyên gia BKIS Nguyễn Minh Đức mô tả. "Khi những link đó được gửi tới người sử dụng, xác suất số người bấm vào rất cao vì phần lớn họ tưởng rằng mình đang truy cập vào website tin cậy, mà không biết rằng sẽ bị chuyển hướng theo ý đồ của kẻ xấu. Hiện tại, giới spammer cũng đang bắt đầu khai thác những lỗ hổng kiểu này".
Trong khoảng 30 ngày qua, lượng máy tính bị nhiễm virus tại VN giảm đáng kể. Nếu như tháng 1 có tới 4,2 triệu máy dính virus thì tháng 2 chỉ có 3,1 triệu PC là nạn nhân. Số lượng sâu mới xuất hiện cũng giảm khoảng 35%. Nguyên nhân chủ yếu là do hacker ở những nước châu Á ít hoạt động tronng dịp lễ cuối năm âm lịch, đặc biệt là Trung Quốc, nơi được mệnh danh là nhà máy “sản xuất” virus khổng lồ.
Bình luận (0)