xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc và tham vọng trở thành cường quốc CNTT

Phương Võ

Nói đến xuất khẩu phần mềm, người ta nghĩ ngay đến Ấn Ðộ, một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giá thành sản xuất phần mềm tại Ấn Ðộ đang tăng lên, mở đường cho các đối thủ cạnh tranh mới nhảy vào.

Trung Quốc là một trong số đó với mục tiêu đề ra là trở thành nước xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới từ 2007-2010. Quốc gia này hiện có hơn 300.000 lập trình viên và được bổ sung thêm 30.000 người tốt nghiệp lĩnh vực này hàng năm. Chi phí sản xuất phần mềm ở đây thấp hơn từ 15-20% so với Ấn Ðộ và chỉ bằng 1/6 so với Mỹ.

Tuy nhiên, con đường đi đến thành công vẫn còn rất dài. Doanh thu xuất khẩu phần mềm hàng năm của Trung Quốc hiện nay chỉ vào khoảng 600.000 USD, quá khiêm tốn so với doanh số 6,2 tỉ USD của Ấn Ðộ trong năm nay. Ngoài ra, còn có những trở ngại khác ảnh hưởng đến tham vọng trên. Chỉ có 10% những người làm việc trong lĩnh vực này có kinh nghiệm thực hiện các công việc lập trình phức tạp. Trình độ tiếng Anh và khả năng tổ chức cũng là một hạn chế khác của lập trình viên Trung Quốc. Theo nhận xét của Tony Perlins, Giám đốc hãng tư vấn McKinsey & Company tại Bắc Kinh, so với các đồng nghiệp Ấn Ðộ, lập trình viên Trung Quốc có trình độ tương đương, nhưng lại không quản lý nổi các dự án phức tạp.

Trung Quốc biết rõ những hạn chế của mình và đang thực hiện nhiều biện pháp để phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong nước. Trung Quốc đã gửi các phái đoàn tìm hiểu tình hình thực tế sang Bangalore, trung tâm CNTT của Ấn Ðộ, trong khi Bắc Kinh đã xây dựng một trung tâm thúc đẩy CNTT và thực hiện các chương trình đào tạo lập trình viên. Mặt khác, khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc học Anh văn sẽ trở thành một ưu tiên, và lợi thế về giá cả có thể thu hút các dự án từ Ấn Ðộ, mang lại cho các lập trình viên Trung Quốc những kinh nghiệm cần thiết.

Những nỗ lực trên bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định. Các công ty nước ngoài bắt đầu sử dụng lập trình viên Trung Quốc để thực hiện các dự án mà trước kia Ấn Ðộ thường làm. Tại Objectiva, một công ty xuất khẩu phần mềm Mỹ hoạt động tại Bắc Kinh, các kỹ sư đang phát triển nhiều ứng dụng doanh nghiệp phức tạp sử dụng J2EE, một nền (platform) mới nhất dành cho các phần mềm doanh nghiệp của hãng Sun. Trong khi đó, các kỹ sư Trung Quốc tại IT United đã tạo ra một loạt các trình ứng dụng đa dạng, trong đó có hệ thống đánh giá khả năng làm việc của người lao động. Dolster, một nhà đăng ký tên miền tại Mỹ, sử dụng các lập trình viên Trung Quốc để phát triển các giao diện đa ngôn ngữ cho trang web của hãng.

Theo một số nhà phân tích, những trở ngại về ngôn ngữ có thể khiến các công ty hướng đến thị trường Ðông Á, như Nhật và Hàn Quốc. Ngoài ra, những công ty Trung Quốc và Ấn Ðộ có thể liên doanh để kết hợp những lợi thế của mình với nhau: yếu tố giá thành của Trung Quốc với kỹ năng quản lý dự án và lập trình của Ấn Ðộ. InfoSys Technology, hãng xuất khẩu CNTT lớn nhất Ấn Ðộ đánh giá nghiêm túc tham vọng của Trung Quốc. Hãng này đang xây dựng một trung tâm phần mềm ở Thượng Hải và đang tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để phòng khi lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của Ấn Ðộ sụt giảm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo