Chưa bao giờ cuộc đua tăng tốc độ quét, tức tốc độ làm tươi (refresh rate), của màn hình thiết bị di động của các hãng công nghệ lại nóng bỏng như từ đầu năm 2021 tới nay. Không phải chỉ ở thiết bị hỗ trợ chơi game di động hay ở phân khúc cận cao cấp trở lên, mà là ở các thiết bị di động nói chung và ở phân khúc thị trường trung cấp.
Màn hình cao cấp cho phân khúc giá rẻ
Ngay cả Samsung, nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới, suốt thời gian dài ban đầu im tiếng cũng bị cuốn vào cuộc đua tăng tốc độ quét màn hình này. Vào cuối tháng 6, hãng này ra mắt thị trường Galaxy A22 LTE - smartphone cuối phân khúc giá rẻ, dưới 6 triệu đồng, với công nghệ màn hình tốt nhất hiện nay là SuperAMOLED và hỗ trợ tốc độ làm tươi 90Hz.Trước đó, POCO đã ra mắt smartphone POCO M3 Pro 5G có màn hình IPS tần số 90Hz với giá bán chỉ 5.490.000 đồng.
Khi ra mắt mẫu smartphone tầm trung OnePlus Nord CE 5G phiên bản Core Edition vào đầu tháng 7, thương hiệu OnePlus chia sẻ ngành công nghiệp điện thoại thông minh hiện nay theo xu hướng "Hơn" - nhiều hơn, nhanh hơn và chú trọng hơn vào trải nghiệm người dùng và chỉ dùng từ "hơn" khi nó thực sự có ý nghĩa. Hiện trong số các thương hiệu smartphone lớn, chỉ còn Apple là không bận tâm tới tốc độ quét màn hình mà có những giải pháp riêng để làm mượt mà hiển thị.
Tốc độ làm tươi từ 60Hz được nâng lên 120Hz để làm mượt hình ảnh, giảm hiện tượng hình ảnh bị giật hay bóng ma
Khi ra mắt mẫu smartphone tầm trung OnePlus Nord CE 5G phiên bản Core Edition vào đầu tháng 7, thương hiệu chú trọng hơn vào trải nghiệm người n số 90Hz với giá bán chỉ 5.490.000 đồng. Hiện trong số các thương hiệu smartphone lớn, chỉ còn Apple là không bận tâm tới tốc độ quét màn hình mà có những giải pháp riêng để làm mượt mà hiển thị.
Khi tốc độ kết nối mạng ngày càng được cải thiện, nhất là với kết nối 5G và WiFi 6/6E; các ứng dụng - đặc biệt là video và game - càng nặng yếu tố đồ họa và tốc độ nhanh hơn, các hệ điều hành nghiêng về đa nhiệm hơn, nhu cầu về một màn hình có chất lượng cao và khả năng phản ứng nhanh nhạy cao trở thành một trong những tiêu chí để được chọn mua trên thị trường. Đó là lý do mà các hãng chấp nhận đầu tư nhiều hơn cho màn hình, thấp cũng là công nghệ IPS có góc nhìn rộng tới 178 độ và cao hơn là công nghệ SuperAMOLED trước đây vốn chỉ có ở phân khúc cận cao cấp trở lên.
Tốc độ làm tươi và lấy mẫu cảm ứng
Mục tiêu chính của việc nâng cấp màn hình chính là tăng sự mượt mà khi hiển thị và thao tác trên màn hình. Tất nhiên, điều này là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố cả phần cứng lẫn phần mềm, như sức mạnh của CPU và GPU, chất lượng tấm nền, hệ điều hành và thuật toán ứng dụng… Trong đó, yếu tố quyết định sự mượt mà của màn hình là tốc độ làm tươi và tốc độ lấy mẫu cảm ứng. Đây cũng là 2 yếu tố dễ nhận biết và dễ quảng cáo tiếp thị nhất.
Tốc độ làm tươi hiển thị tần số quét là số lần mà hình ảnh hiển thị trên màn hình trong 1 giây và được đo bằng đơn vị Hz. Cụ thể, tốc độ làm tươi 60Hz có nghĩa là hình ảnh có thể cập nhật 60 lần/giây. Tốc độ quét càng cao, hình ảnh càng mượt mà, giảm được hiện tượng hình ảnh bị giật hay bóng ma - đặc biệt khi video chuyển động nhanh. Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là số lần cảm ứng của màn hình được đếm trong 1 giây. Trên mỗi màn hình điện thoại hay máy tính bảng đều có 1 ma trận cảm ứng điện với nhiều sợi ngang, dọc để cảm nhận vị trí bút hay ngón tay của bạn lướt trên màn hình. Cụ thể, nếu tốc độ lấy mẫu là 60Hz, có nghĩa màn hình có thể nhận được tới 60 lần nhấn vào màn hình trong 1 giây. Tốc độ lấy mẫu cảm ứng có thể dao động từ 30Hz tới 360Hz tùy theo điện thoại và tần số quét mà nhà sản xuất cung cấp cho máy. Tốc độ lấy mẫu cảm ứng càng cao, độ nhạy của màn hình càng cao nên sẽ mượt mà hơn.
Tần số quét chuẩn của màn hình tinh thể lỏng LCD là 60Hz. Ban đầu, thiết bị được tăng tốc độ này lên 90Hz như chuẩn màn hình để chơi game. Hiện 90Hz trở thành tốc độ quét thấp nhất của màn hình smartphone thế hệ mới, vừa chơi game vừa giải trí video và những màn hình cao cấp hơn có tốc độ quét 120Hz hay 144Hz. Tốc độ lấy mẫu cảm ứng cũng ở mức 120Hz là chuẩn mới và cao hơn là 240Hz hay thậm chí tới 360Hz như ở POCO F3.
AI tối ưu hóa lượng pin
Điều gây trở ngại nhất cho cuộc đua tăng tốc độ quét và lấy mẫu cảm ứng của màn hình là năng lượng. Tốc độ càng cao càng ngốn pin, thời lượng pin sẽ bị giảm. Để giải quyết, ngoài chuyện tăng dung lượng pin, các nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), can thiệp bằng thuật toán phần mềm để giảm lượng ngốn pin của màn hình.
Một trong những giải pháp đó là ứng dụng công nghệ màn hình thích ứng (DynamicSwitch) có thể tự động điều chỉnh tốc độ quét của màn hình tùy theo trạng thái sử dụng và nội dung hiển thị. Chẳng hạn, tuy màn hình có tốc độ 120Hz nhưng khi đọc văn bản, nó sẽ chỉ quét ở 30Hz; xem phim ở 60Hz…,giúp tối ưu hóa lượng pin tiêu thụ của màn hình.
Tất nhiên, việc nâng cao chất lượng màn hình, tăng tốc độ quét màn hình ắt làm tăng giá thành sản phẩm. Khi các yếu tố này trở thành yếu tố cạnh tranh, các hãng phải tính toán để vẫn giữ được giá có sức cạnh tranh để thu hút người dùng di động.
Bình luận (0)