"Chúng tôi đã thiết kế và tạo ra thiết bị cấy ghép thanh toán đầu tiên trên thế giới, được chấp nhận trên toàn cầu. Đó là thiết bị cấy ghép thanh toán mở có thể được sử dụng để mua đồ uống ở New York, cắt tóc ở Paris hoặc Pad Thai ở Bangkok. Đó là một thiết bị tuyệt vời" - ông Wojtek Paprota, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Walletmor, nói với trang Digital Trends.
Thanh toán bằng chip Walletmor được cấy ghép dưới da tay. Ảnh: Walletmor
Doanh nhân Paprota khởi nghiệp với nền tảng về quản lý tài sản và tài chính, đã đưa ra khái niệm về Walletmor vài năm trước. Ông giải thích rằng chip Walletmor không tập trung vào "vòng lặp đóng" mà kết nối với một tiêu chuẩn mở và trong trường hợp này là nền tảng thanh toán.
Hình ảnh chip thanh toán Walletmor đang chuẩn bị được cấy ghép lên tay của người dùng. Ảnh: Walletmor
Để sử dụng thiết bị, trước tiên khách hàng phải đặt mua bộ cấy ghép trị giá 199 euro (khoảng 4,78 triệu đồng) thông qua trang web của công ty.
Tiếp theo, họ cần mở một tài khoản iCard tương ứng hoặc mở tài khoản MuchBetter.com ở Anh, để tạo ví kỹ thuật số có thể liên kết với thiết bị cấy ghép.
Sau đó, họ liên kết thiết bị cấy ghép với tài khoản bằng một mã kích hoạt, thêm tiền vào tài khoản để bắt đầu chi tiêu. Cuối cùng họ cần ghé thăm "phòng khám thẩm mỹ y tế" để cấy con chip vào bên dưới da của họ.
Thiết bị hoạt động bằng công nghệ giao tiếp trường gần (NFC), cùng một hệ thống thanh toán không tiếp xúc được sử dụng trong điện thoại thông minh như Apple Pay.
"Walletmor chỉ chịu trách nhiệm về phần cứng cho chính bộ phận cấy ghép. Khi nói đến phần mềm và an ninh mạng, nó phụ thuộc vào các công ty chúng tôi làm việc cùng và hệ thống chúng tôi sử dụng" - doanh nhân Paprota nhấn mạnh.
Tương lai của các khoản thanh toán?
Người dùng kiểm tra tài khoản được liên kết giữa ngân hàng và chip. Ảnh: Walletmor
Vị doanh nhân tự tin trong tương lai chip thanh toán cấy ghép dưới da sẽ trở nên phổ biến. Còn hiện tại, ông thừa nhận có một số điểm nghẽn do thiết bị vẫn còn "tương đối đắt" so với các thẻ ngân hàng có sẵn miễn phí, đi kèm với lợi ích bổ sung là không cần phải cấy ghép vào cơ thể.
Lợi ích của việc cấy ghép chip thanh toán giúp loại trừ khả năng "vô tình bỏ quên nó ở đâu đó và cũng chẳng bao giờ sợ bị trộm cắp hay cướp giật" - ông Paprota nói.
Ngoài ra, ông Paprota nêu thêm một điểm thú vị về lý do tại sao các ngân hàng có thể thực sự quan tâm đến việc áp dụng công nghệ này trong thời gian tới.
"Khi bạn có một bộ phận cấy ghép trong tay, nó sẽ trở thành phương thức thanh toán lựa chọn đầu tiên mặc định của bạn. Đó là một lợi thế lớn cho các ngân hàng bởi vì khi bạn có 10 thẻ thanh toán trong ví, các ngân hàng sẽ cạnh tranh để bạn lựa chọn. Ai được chọn sẽ thắng và đừng quên rằng các ngân hàng kiếm tiền từ các giao dịch khi chúng ta sử dụng thẻ của họ" - vị doanh nhân này giải thích và cho biết thêm rằng công ty đang có kế hoạch giới thiệu nhiều ứng dụng vào thiết bị cấy ghép của mình để tạo ra một hệ sinh thái.
"Sau đó, nó không chỉ là phương thức thanh toán mà còn là cách quản lý danh tính kỹ thuật số và vật lý của chúng tôi. Ngoài việc thanh toán, bạn có thể sử dụng chip này tại sân bay để làm hộ chiếu hoặc cung cấp chứng nhận y tế, chẳng hạn như chứng nhận Covid-19. Chẳng may gặp tai nạn, thiết bị được cài đặt trong cơ thể bạn có thể chỉ dẫn người ứng cứu đầu tiên cách sơ cứu thích hợp nhất. Bạn càng nhận được nhiều ứng dụng và tính năng trong một bộ cấy ghép, nó sẽ càng hấp dẫn khách hàng. Hãy coi nó như một công cụ tổng hợp danh tính của chúng ta" - ông Paprota nói về tầm nhìn của công ty.
Ông Paprota tin rằng thách thức quan trọng nhất mà chúng tôi đang phải đối mặt vào lúc này là sự chấp nhận của xã hội đối với thiết bị này. Sự chấp nhận của xã hội và làn sóng hoài nghi đến từ các thế hệ cũ không quan tâm đến bất kỳ loại thay đổi nào. Nhưng nếu bạn nhìn vào lịch sử của máy tính cá nhân và internet, nó cũng đã được phát triển và được hỗ trợ rất nhiều bởi các thế hệ trẻ. tin rồi người ta sẽ chấp nhận chip cấy ghép Walletmor và sẵn sàng làm việc trong 30 năm tới cho dự án này.
Bình luận (0)