xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công cụ chống tin giả

Anh Phúc

Sau những nỗ lực xử lý vấn đề lưu niên về cuộc gọi rác, tin nhắn rác trên thiết bị di động trong năm 2020, ngay từ đầu năm 2021, cơ quan chức năng Việt Nam đã đưa ra một công cụ mới để chống nạn tin giả, tin độc hại trên mạng. Đó là website tingia.gov.vn do Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) quản lý.

Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), website mới này là cổng tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng thời công bố đâu là các tin giả (bằng cách gắn nhãn "tin giả" lên thông tin đó). Slogan của website này là "Lan tỏa sự thật" với mục tiêu góp phần làm lành mạnh không gian mạng. AFC sẽ công bố tin giả thuộc nhiều lĩnh vực như: chính sách pháp luật; kinh tế tài chính; y tế, sản phẩm y tế liên quan đến sức khỏe con người; thiên tai, dịch bệnh; an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; tài khoản giả mạo, đường link lừa đảo.... Chẳng hạn như đã dán nhãn "tin giả" cho những video giả mạo VTV quảng cáo thuốc đông y, fanpage Bích Thủy TV đăng tải thông tin sai sự thật việc công an đánh và tạm giữ 2 phóng viên tại Bình Dương… Quy trình tiếp nhận và xử lý tin giả của VAFC hiện gồm 3 bước. Bước 1: Tiếp nhận (các phương thức, nguồn và phân loại thông tin tiếp nhận). Bước 2: Thẩm định (tin đã có kết luận của cơ quan chức năng; tin do tổ chức, cá nhân phản ánh). Bước 3: Công bố (đóng dấu các thông tin theo các loại: tin giả, tin sai sự thật, tin xác thực).

Công cụ chống tin giả - Ảnh 1.

Website chống tin giả của Trung tâm VAFC

Theo VAFC, chức năng chính của trung tâm là tiếp nhận - thẩm định - công bố, nên chỉ đưa ra cảnh báo trên website để người dùng nắm bắt khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin trên mạng. Còn việc xử lý các cá nhân, tổ chức đưa thông tin giả, tin sai sự thật thuộc thẩm quyền của cơ quan công an.

Mọi người dân có thể phản ánh các tin giả, tin sai sự thật mà mình phát hiện theo hình thức phản ánh trực tuyến (điền vào form trên website) hay gọi cho đường dây nóng số 1800-8108.

Trước đó, TTXVN đã phối hợp cùng nền tảng video ngắn TikTok triển khai kênh phòng chống tin giả Factcheckvn (@factcheckvn). Factcheckvn là một phần trong dự án "Cuộc chiến chống tin giả - Những ý tưởng sáng tạo và giải pháp hiệu quả" của TTXVN. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, Factcheckvn đã có hơn 66.000 người theo dõi và gần 6 triệu lượt xem qua rất nhiều nội dung video thông tin sáng tạo và ý nghĩa. Vào tháng 10-2020, chương trình chống tin giả của TTXVN, trong đó có kênh Factcheckvn trên TikTok, đã đoạt giải Vàng ở thể loại Best Project for News Literacy tại lễ trao giải trực tuyến chiều 15-10-2020 trong khuôn khổ Hội nghị Truyền thông Kỹ thuật số châu Á 2020 của WAN-IFRA.

Những nỗ lực phòng chống tin giả, tin độc hại huy động sự tham gia giám sát của cả xã hội, cụ thể là những người dùng mạng xã hội, mạng internet, không chỉ giúp làm trong sạch, lành mạnh không gian mạng dùng chung cho mọi người, mà còn tránh cho người dùng vô tình vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phát tán tin giả, tin độc hại (chủ yếu qua hình thức chia sẻ trên mạng).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo