xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kết quả thực hiện ba trụ cột trong chuyển đổi số tại Bình Dương

Bài và ảnh: Nguyên Thảo

(NLĐO) - Ba trụ cột chính trong chuyển đổi số tại Bình Dương là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số có vai dẫn dắt kinh tế số, xã hội số phát triển.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03-6-2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột chính gồm phát triển chính quyền số và cải cách hành chính phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu chung là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số.

Kết quả thực hiện ba trụ cột trong chuyển đổi số tại Bình Dương - Ảnh 1.

Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Bình Dương – Nền tảng của chuyển đổi số

Đến nay 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) thông qua phần mềm quản lý văn bản của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh cung cấp được 1.3521/1.886 TTHC trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 76%. Eform đã triển khai 100% dịch vụ công phát sinh hồ sơ.

Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh kết nối dữ liệu với 3 Bộ ngành Trung ương, 17/18 sở, ngành, 4/6 cơ quan ngành dọc tại tỉnh với 15 nhóm chỉ số điều hành cập nhật theo ngày, tuần, tháng; 12 nhóm chỉ số cập nhật theo quý, năm. 

Đã triển khai 9/9 IOC cấp huyện, phân quyền sử dụng cho 91/91 UBND cấp xã. Ứng dụng Chính quyền số Bình Dương; cổng dữ liệu mở và ban hành danh mục dữ liệu mở của tỉnh đã được triển khai.

Tỉnh có 100% hồ sơ xử lý trên môi trường mạng; 1,2 triệu dân đã kích hoạt tài khoản định danh mức 2; đã phối hợp số hóa, so khớp 931.00 trường dữ liệu hộ tịch khi thực hiện Đề án 06; 70% đối tượng an sinh xã hội (30.674 người) được chi trả qua tài khoản.

Bình Dương là địa phương có 29 khu công nghiệp và 9 cụm công nghiệp đang hoạt động với khoảng 65.000 doanh nghiệp. 

Trong đó có trên 45.000 doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng số và có hơn 1.300 doanh nghiệp (55.722 lao động) cung cấp, kinh doanh điện điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ số đang hoạt động.

Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch đạt 82%; 89% người dân tiếp cận, có kỹ năng về công nghệ- thông tin và truyền thông. Tổ công nghệ số cộng đồng với 3.300 thành viên, dự kiến sẽ tăng lên 4.500 thành viên;  18.369 chữ ký số đã được cấp cho công dân...

Để công tác chuyển đổi số trên địa bàn thời gian tới đạt hiệu quả hơn, Bình Dương đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung quan trọng như cử chuyên gia hỗ trợ định hướng, cách làm, bước thực hiện để xây dựng mô hình mẫu chuyển đổi số các doanh nghiệp thuộc 8 hiệp hội ngành hàng.

Đặc biệt là chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút doanh nghiệp công nghệ số, xây dựng hệ sinh thái chip bán dẫn. 

Ngoài ra, tạo điều kiện thẩm định về quy hoạch Khu Công nghệ thông tin tập trung trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hỗ trợ chuyên gia phối hợp rà soát, định hướng trong công tác chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh.

Cùng với đó, hỗ trợ Tổng Công ty Becamex IDC lập hồ sơ để được công nhận nền tảng số phát triển ứng dụng thành phố thông minh, đồng thời phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông xây dựng hệ sinh thái chip bán dẫn; ban hành các tiêu chí kỹ thuật về hệ thống Camera cho đô thị thông minh

Bình Dương cũng kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối trong việc phối hợp các bộ ngành khác chia sẻ dữ liệu với địa phương; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tháo gỡ vướng mắc về đất đai phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (chủ yếu là cột ăng ten) là loại đất bưu chính viễn thông...

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã ký kết hợp tác với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số trong thời gian tới.

z4769255855038_6878ba49193ba559946022a845e89d77

Các đơn vị thực hiện nghi thức ký kết hợp tác

Theo nội dung ký kết, 2 đơn vị sẽ phối hợp trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận hành, chế độ thu hút, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác vận hành Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng; hoạt động của tổng đài 1022 và cấp cứu ngoại viện 115; hợp tác về nền tảng MOOCs đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân; xây dựng các chỉ số điều hành và thống kê; công tác thu thập và duy trì kết nối dữ liệu; tổ chức nhân sự xử lý và đảm bảo chất lượng dữ liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo