xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều nhãn hàng đang 'nuôi' web xem phim lậu ở Việt Nam

Theo Xuân Tiến (Zing)

72% số quảng cáo xuất hiện trên các trang xem phim lậu đến từ các nhãn hàng lớn. Trong đó, nổi bật một số cái tên như Unilever, Pepsi...

Ngày 7-6, buổi hội thảo OTT - Tương lai của truyền hình được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Telefilm 2018 bởi trung tâm tin tức VTV24.

Buổi hội thảo có sự góp mặt của ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin Truyền thông; ông Nguyễn Thành Lương, Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam; ông Lê Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam cùng nhiều đơn vị truyền hình khác.

Tại đây, các bên trao đổi về khó khăn của ngành truyền hình OTT tại Việt Nam. Trong đó trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp chính là vấn đề bản quyền.

"Netflix không thành công ở Việt Nam, thị phần thậm chí còn giảm nhiều so với năm trước. Trong khi đó, phimmoi.net (trang phim lậu lớn nhất hiện nay) lại tăng mạnh. Có những trang web OTT lậu không có bản quyền nhưng lượng người xem rất cao", bà Ngô Thị Bích Hạnh, Phó Chủ tịch Cty BHD bức xúc.

Nhiều nhãn hàng đang nuôi web xem phim lậu ở Việt Nam - Ảnh 1.

Phimmoi.net đang là kênh phim lậu lớn nhất tại Việt Nam.

Bà Hạnh lý giải, BHD hay bất kỳ nhà đài nào cũng phải đợi 3 tháng sau khi phim ra mắt mới có thể thuê được. Trong khi đó phimmoi.net mất 2 tuần là có bản lậu, 1 tháng có bản HD và không phải trả tiền bản quyền.

"Quảng cáo đang là nguồn oxy cho các web vi phạm bản quyền tồn tại", bà Hạnh nhận định.

"Làm sao có thể cạnh tranh với một bên không phải trả một đồng nào để có tất cả nội dung được?"

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Phó Chủ tịch Cty BHD

"Doanh nghiệp OTT trong nước cạnh tranh khó nhất không phải với nước ngoài mà là web lậu bởi họ không phải trả tiền bản quyền và có bản xem sớm hơn. Đó là cuộc cạnh tranh đòi hỏi chính sách từ Nhà nước và sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà quảng cáo", đại diện BHD khẳng định.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin Truyền thông cho rằng ý kiến đại diện BHD nói là đúng.

"Chúng tôi chắc chắn đã có biện pháp và đầy đủ cơ sở để hành động ngăn chặn việc đó. Thứ nhất là dòng tiền của họ đến từ quảng cáo. Những đơn vị quảng cáo chắc chắn không muốn đứng cạnh đơn vị vi phạm bản quyền, kể cả những quảng cáo từ Google, quảng cáo tự động", ông Lâm nói.

Nhiều nhãn hàng đang nuôi web xem phim lậu ở Việt Nam - Ảnh 3.

Quảng cáo chính là nguồn sống cho các trang xem phim lậu.

Theo số liệu từ phía BHD cung cấp, có đến 72% quảng cáo trên các trang xem phim lậu đến từ các nhãn hàng lớn, 28% đến từ các quảng cáo độc hại, sex, cờ bạc. Phía BHD dẫn chứng các quảng cáo của Unilever, Pepsi... bị xen lẫn với những quảng cáo độc hại, sex, cờ bạc...


Một rủi ro khác được các diễn giả đề cập chính là nguy cơ bảo mật. Một số trang xem phim còn cài cắm những mã độc tấn công máy tính người dùng theo nhiều cách. Trong đó sử dụng tài nguyên máy tính để khai thác tiền ảo là hoạt động phổ biến nhất.

Theo các diễn giả, tương tự Việt Nam, thị trường truyền hình OTT Trung Quốc cũng đối mặt với nạn phim lậu. Nhưng với những biện pháp mạnh tay cùng sự hợp tác của các bên liên quan, bài toán đã được giải.

Truyền hình OTT tại Việt Nam có thể làm được điều tương tự nếu các bên liên quan ngồi lại cùng nhau, thảo luận và tìm ra được hướng đi đúng đắn.

Theo thống kê từ trang wearesocial.com, có đến 5,1 tỷ người trên thế giới sở hữu ít nhất một thiết bị di động, trong đó hơn một nửa là thiết bị thông minh. Nó tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thói quen xem truyền hình, phim của người dùng.

Ngoài ra, người Việt có 84% dân số sử dụng Internet, trong đó 77% truy cập bằng điện thoại di động. Đặc biệt, 75% dân số dành trung bình 200.000 đồng/người cho tiền điện thoại di động mỗi tháng.

"Từ đó có thể thấy OTT (truyền hình Internet) là xu hướng tất yếu của truyền hình thế giới và chắc chắn sẽ đến Việt Nam", bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng giám đốc Kantar Media nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo