Theo USAtoday, con số trên mới được chia sẻ bởi tổ chức Call2Recycle, một chương trình tái chế quốc gia được tài trợ bởi các nhà sản xuất pin. Và không chỉ gây cháy nổ xe chở rác, một quả pin khi nổ có thể gây ra các phản ứng dây chuyền, tạo nên đám cháy gây thiệt hại lớn và đe dọa tính mạng con người.
Là nguyên nhân của 65% vụ cháy chất thải trong năm 2017, chính quyền California mới đây đã phải đưa ra một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc vứt rác thải, đặc biệt là điện thoại di động.
Pin Lithium-ion là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ khi trong quá trình thu gom rác thải.
Mới đây hồi tháng 3, một đám cháy cấp 5 đã xảy ra ở một cơ sở tái chế rác ở Queens, thành phố New York, mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc pin Lithium-ion đã không được xử lý đúng cách. Đám cháy diễn ra trong hai ngày, khiến bốn chi nhánh của công ty đường sắt Long Island Rail Road phải tạm thời đóng cửa do khói bụi.
Cùng tháng đó, một nhà máy tái chế ở Indianapolis cũng phải đóng cửa sau một vụ cháy, được đổ lỗi là bắt nguồn từ pin. Năm ngoái, một viên pin Lithium-ion được ném vào thùng rác đã gây ra vụ nổ với một chiếc xe tải rác của thành phố New York khi các công nhân nén chất thải.
Video vụ nổ do pin điện thoại tại cơ sở tái chế rác Ecomaine ở thành phố Portland, Mỹ tháng 12-2017.
"Nếu có nhiều pin ở đó, sẽ không chỉ là một đám cháy mà bạn sẽ có một vụ nổ", Carl Smith, Giám đốc điều hành và chủ tịch của Call2Recycle, cho biết. "Bởi tại cơ sở tái chế, pin thường bị trộn lẫn với giấy và các vật liệu khác có thể đốt cháy được. Mọi chuyện sẽ vượt xa thứ mà bạn có thể tưởng tượng".
Năm 2017, 175 triệu pound (khoảng 78 triệu kg) pin Lithium-ion đã được bán vào thị trường Mỹ, theo số liệu của Call2Recycle.
Điện thoại di động hay các thiết bị chứa pin Lithium-ion cần được bọc kín trước khi cho vào thùng chứa rác tái chế.
Theo khuyến cáo, người sử dụng không nên vứt các thiết bị chứa pin Lithium-ion như điện thoại, máy tính xách tay hay các thiết bị điện khác vào thùng rác. Tại Mỹ, chúng có thể được xử lý theo quy trình riêng tại các cửa hàng như Home Depot, Lowes hay Best Buy. Nếu đặt vào thùng rác tái chế, người dùng cần bọc lại pin bằng túi nhựa hoặc ziploc (túi nhựa có khóa) để chúng không thể tiếp xúc với kim loại. Một giải pháp tối ưu hơn có thể làm là quấn băng dính điện hoặc ống nhựa xung quanh viên pin. Các thiết bị điện tử không nên đặt vào các thùng rác thông thường.
Bình luận (0)