xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Start-up Việt hút vốn mạnh

PHƯƠNG AN - THÁI PHƯƠNG

Tác động của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn nhưng vốn đầu tư vẫn đổ vào các dự án start-up, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, dịch vụ tài chính, đổi mới sáng tạo

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt start-up Việt công bố gọi vốn thành công với số tiền đầu tư lên đến hàng triệu USD. Cá biệt, VNLIfe - công ty sở hữu dịch vụ thanh toán VNPay - đã huy động thành công hơn 250 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, ví điện tử MoMo cũng gọi vốn 100 triệu USD thành công ở Series D.

Lĩnh vực fintech nhiều tiềm năng

Báo cáo của Ngân hàng UOB, Công ty Kiểm toán PwC Singapore và Hiệp hội Fintech Singapore vừa công bố cho thấy năm 2021, nguồn vốn đầu tư vào công nghệ tài chính (fintech) ở ASEAN tăng mạnh trở lại. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm nay, có 3,5 tỉ USD đổ vào lĩnh vực này, ở mức cao lịch sử và gấp hơn 3 lần so với cả năm ngoái. Sự phục hồi dòng đầu tư vào lĩnh vực fintech được thúc đẩy bởi 167 thương vụ, bao gồm 13 vòng gọi vốn lớn, chiếm 2 tỉ USD trong tổng số vốn.

Theo các chuyên gia, với việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng ở ASEAN, nhiều nhà đầu tư đã đặt niềm tin và rót số tiền cao nhất vào các công ty fintech giai đoạn cuối (công ty thuộc vòng gọi vốn Series C trở lên).

Start-up Việt hút vốn mạnh - Ảnh 1.

Các start-up tranh tài tại cuộc thi SK Start-up Fellowship 2021.Ảnh: PHƯƠNG AN

Đáng chú ý, Việt Nam đứng thứ 3 về vốn tài trợ fintech trong khu vực. Thị trường ghi nhận sự phục hồi nguồn vốn mạnh mẽ ở các công ty fintech có trụ sở tại Việt Nam khi thu hút số tiền tài trợ 388 triệu USD, tương đương gần 1/10 tổng số vốn của 167 thương vụ nói trên.

Giới quan sát chỉ ra Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp và gần theo kịp Indonesia hay Singapore nhờ lợi thế môi trường khởi nghiệp năng động với nhiều doanh nhân và doanh nghiệp (DN) tham gia vào các lĩnh vực giàu tiềm năng như fintech, thương mại điện tử và giải pháp DN. Chỉ từ năm 2015-2020, số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech ở Việt Nam đã tăng 215%, theo Vietnam Fintech Report 2020. Trong đó, thanh toán vẫn là mảng thu hút DN nhiều nhất, chiếm 31% tổng số công ty khởi nghiệp fintech.

Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures dự báo tổng vốn đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 1 tỉ USD. Khảo sát của Do Ventures với 50 quỹ đang hoạt động tại 6 thị trường ở Đông Nam Á cũng cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hàng đầu trong thời gian tới với các lĩnh vực mới nổi là giáo dục, y tế và dịch vụ tài chính.

Nhiều "sân chơi" cho doanh nghiệp trẻ

Không chỉ tập trung vào "kỳ lân" công nghệ, dòng vốn còn chảy tới các start-up non trẻ.

Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố sẽ hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn viện trợ và đầu tư. Dự kiến, có khoảng 20 dự án được thử nghiệm ở Hợp phần Thử nghiệm công nghệ (ADB Ventures Lab) và khoảng 10 DN tại Việt Nam nhận được khoản tài trợ trong Hợp phần Hỗ trợ kỹ thuật Hạt giống (ADB Ventures SEED). Thông qua khoản tài trợ, các DN sẽ phát triển những giải pháp công nghệ mới.

SK Group - tập đoàn lớn thứ 3 tại Hàn Quốc - cũng đã quyết định chi tài trợ 200.000 USD cho 4 start-up (50.000 USD/tart-up) xuất sắc nhất cuộc thi SK Start-up Fellowship 2021 (SKSF 2021) và hơn 130.000 USD cho các start-up lọt vào vòng trong cuộc thi này.

Ông Đỗ Quốc Trường - đồng sáng lập, CEO của VAIS (Vietnam Artificial Intelligence Solutions, 1 trong 4 dự án đoạt giải SKSF 2021) - cho hay đây là khoản tài trợ vô điều kiện cho DN thắng giải nhằm hỗ trợ start-up phát triển giai đoạn đầu. "Giải pháp của chúng tôi tập trung phát triển các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) cốt lõi giúp máy tính hiểu ngôn ngữ tự nhiên và giọng nói của con người. Ngoài ra, VAIS còn tạo ra các sản phẩm giúp cải thiện năng suất và sự sáng tạo của con người. Hiện, có nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề rót vốn nhưng chúng tôi muốn đợi đến khi sản phẩm sẵn sàng hơn cho một tập người dùng lớn mới gọi vốn để mở rộng thị trường" - ông Trường thông tin.

Cuộc thi khởi nghiệp chuyên sâu và lớn nhất Việt Nam trong 9 năm qua là Startup Wheel (do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp TP HCM và Hội Doanh nhân trẻ TP HCM tổ chức) cũng thu hút sự tham gia của giới start-up trong nước lẫn quốc tế với gần 2.000 dự án tranh tài. Đặc biệt, nền tảng kết nối đầu tư trực tuyến được ra mắt tại vòng bán kết của cuộc thi diễn ra vào tháng 10-2021 đã thu hút sự tham gia của 133 start-up tại 24 quốc gia, 1.087 nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế. Tổng cộng 612 deal được chốt thành công cho thấy sự phát triển mạnh mẽ cùng khả năng hút vốn của các start-up trong tiến trình hồi phục kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới.

Sự quan tâm, đầu tư của những tập đoàn lớn vào các công ty fintech gần đây đã, đang góp phần tạo hệ sinh thái, hỗ trợ sâu cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Công ty CP VNG từ giữa năm 2020 đến nay đã có chiến lược tìm kiếm các công ty khởi nghiệp trong nước để đầu tư và đồng hành lâu dài. Mới đây, Công ty CP VNG công bố đầu tư vào Telio - nền tảng thương mại điện tử B2B (mô hình kinh doanh giữa DN với DN) đầu tiên của Việt Nam - với khoản đầu tư trị giá 22,5 triệu USD, tương đương 510 tỉ đồng. Trước đó, công ty này đầu tư vào 2 start-up là EcoTruck (lĩnh vực logistics) và Got It (nền tảng quà tặng trực tuyến) với giá trị lần lượt là 3,7 triệu USD và 6 triệu USD. Với tầm nhìn dài hạn, Công ty CP VNG tham vọng hỗ trợ các DN khởi nghiệp trong nước phát triển để có nhiều thế hệ start-up thành công, tạo thành hệ sinh thái các công ty công nghệ Việt Nam lớn mạnh.

"Đại gia" xây dựng đầu tư vào các start-up công nghệ

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, giám khảo cuộc thi Startup Wheel 2021 - cho biết công ty rất quan tâm đến đổi mới sáng tạo và mong muốn hỗ trợ cho DN khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ nên đã triển khai dự án Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hòa Bình.

Dự kiến, giai đoạn đầu từ 2021-2024, trung tâm sẽ tập trung đầu tư vào các công ty đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái ngành xây dựng và các ngành có liên quan. Song song đó, từng bước đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ đổi mới sáng tạo. Mục tiêu của trung tâm là ươm tạo, kết nối nguồn lực đầu tư, chuyên gia, cố vấn và doanh nhân để giúp các công ty khởi nghiệp tăng trưởng hiệu quả hơn.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Start-up Việt hút vốn mạnh - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo