xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tưởng nhớ tổ tiên thời 4.0

Phạm Hồng Phước

Ngay trong thời điểm rằm tháng 7 - mùa Vu Lan báo hiếu năm 2020, cộng đồng mạng nóng lên với vụ hàng trăm hũ tro cốt người quá cố gửi tại chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP HCM) bị lẫn lộn do di dời, rơi mất tên họ, di ảnh khiến không thể nhận biết.

Sự cố đáng tiếc và đáng trách này không chỉ làm đau lòng những người thân mà còn gây bức xúc cho cộng đồng.

Việc lưu giữ tro cốt người quá cố là một tập tục của con người trên toàn cầu. Khác với người phương Tây, hầu như người Việt, cũng như người Á Đông, không thích việc rải tro cốt người thân vào thiên nhiên, trong khi lại kiêng kỵ việc lưu giữ tro cốt trong nhà. Vì thế, mọi người thường chọn các nơi thờ tự tôn giáo làm nơi ký gửi tro cốt người thân. Ở đó, họ tin rằng linh hồn người quá cố được an yên, vừa được bảo vệ tốt nhất vừa có thể được chăm sóc về tôn giáo. Đồng thời, đó cũng là nơi thuận tiện cho người thân lui tới thăm viếng.

Nhưng có lẽ phải tới khi xảy ra vụ việc lẫn lộn các hũ tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2, người ta mới phát hiện là lâu nay, cái tập tục tâm linh và hiếu đạo này lại là tự phát. Mọi sự quản lý và điều hành đều tùy thuộc nơi tiếp nhận tro cốt. Trả lời báo chí, giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thừa nhận việc các chùa cho phép phật tử, nhân dân gửi tro cốt, di ảnh người thân quá cố vào chùa là tùy từng chùa và cho tới nay mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp nên giáo hội chưa quản lý việc này. Sau vụ việc mới xảy ra, ngày 4-9, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi ban trị sự giáo hội các tỉnh, thành phố đề nghị khảo sát, đánh giá việc gửi, thờ phụng tro cốt, di ảnh người quá cố tại các cơ sở tự viện Phật giáo.

Chắc chắn là các cấp quản lý trung ương của các tôn giáo ở Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp và quy định rõ ràng, thống nhất về hoạt động lưu giữ tro cốt người quá cố tại các nơi thờ tự. Không thể tiếp tục để việc tốt đẹp này chỉ là tự phát và mạnh ai nấy làm. Việc lưu giữ tro cốt người quá cố tại các nơi thờ tự chính là một tập quán tốt đẹp mang tính văn hóa và tâm linh của người Việt mà chúng ta phải duy trì và làm cho thật tốt. Đây không nên coi là một loại hình có thể xã hội hóa rộng rãi vì khó bảo đảm sự lâu dài; nhưng lại hoàn toàn cần vận động toàn xã hội chung tay với các tôn giáo để làm thật tốt hoạt động này. Ngoài ra, hoạt động lưu giữ tro cốt người quá cố này phù hợp với việc Chính phủ chủ trương khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng theo hướng văn minh, hiện đại, sẽ giúp tiết kiệm đất đai và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, làm tốt hoạt động lưu giữ tro cốt người quá cố mới có thể bảo đảm chủ trương đúng đắn và hợp xu thế toàn cầu của Chính phủ được triển khai tốt đẹp.

Nhân tiện, trong một xã hội đang tiến lên số hóa ở thời cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tập tục tâm linh, tưởng nhớ người quá cố cũng cần được chuyển đổi số. Thế giới từ lâu đã có những nghĩa trang online, nhà tưởng niệm online. Thiết tưởng các tôn giáo và cơ quan chức trách cấp Chính phủ cần đứng ra chủ trì việc xây dựng các nghĩa trang online, nơi tưởng niệm online chính thức và tập trung. Chắc chắn các nhà doanh nghiệp và những người hảo tâm sẽ luôn sẵn sàng chung tay trong công việc đạo lý tốt đẹp này. Vấn đề là ai sẽ đứng ra chủ xướng?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo