xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến thuế quan sắp thêm "phát súng mới"?

XUÂN MAI

Nỗi lo chiến tranh thương mại toàn cầu lan rộng càng gia tăng nếu chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng

Các cố vấn thương mại của Tổng thống Donald Trump hôm 12-2 đã hoàn tất kế hoạch thuế đối ứng mà ông Trump tuyên bố sẽ áp dụng đối với mọi quốc gia đánh thuế lên hàng nhập khẩu của Mỹ.

Ông Trump trước đó đã gây sốc khi quyết định áp thuế lên tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12-3. Tuyên bố này vấp phải sự lên án từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU) trong khi Nhật Bản và Úc tìm cách kêu gọi Mỹ miễn trừ các mức thuế này. 

Đến nay, quan chức Nhà Trắng vẫn im lặng về chi tiết cũng như thời điểm thực thi các mức thuế tiếp theo trong khi một nguồn tin tiết lộ thông báo mới có thể được đưa ra vào cuối tuần này. 

Bản thân Tổng thống Trump hôm 10-2 cũng nói ông sẽ sớm công bố thuế đối ứng đối với tất cả quốc gia áp thuế lên hàng hóa của Mỹ, đồng thời xem xét thêm các mức thuế khác đối với ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm.

Các tàu container neo đậu tại cảng Los Angeles - Mỹ. Ảnh: BLOOMBERG

Các tàu container neo đậu tại cảng Los Angeles - Mỹ. Ảnh: BLOOMBERG

Nhiều chuyên gia thương mại và pháp lý cho rằng Tổng thống Trump có khả năng sẽ "phủi bụi" một đạo luật thương mại ra đời năm 1930 - vốn chưa từng được áp dụng và sau đó bị lãng quên trong nhiều thập kỷ - để hỗ trợ cho kế hoạch áp thuế đối ứng mới. 

Ông Trump từng nói các mức thuế mới của Mỹ sẽ có hiệu lực "gần như ngay lập tức" và Mục 338 của Đạo luật Thương mại 1930 sẽ tạo điều kiện nhanh chóng cho điều đó.

Theo Reuters, đạo luật này cho phép tổng thống Mỹ áp đặt thuế lên tới 50% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia phân biệt đối xử với Mỹ về mặt thương mại. 

Thẩm quyền này có thể được kích hoạt khi tổng thống Mỹ nhận thấy một quốc gia bất kỳ đã "áp đặt thuế quan, phí, yêu cầu, quy định hoặc hạn chế không hợp lý" đối với Mỹ, nhất là so với các nước khác.

Ông Dan Cannistra tại công ty luật Crowell & Moring (Mỹ) lấy ví dụ chính quyền ông Trump có thể nói với EU rằng khối này áp thuế 0% đối với ô tô từ Hàn Quốc nhưng lại áp thuế 10% với ô tô Mỹ và đó là sự phân biệt đối xử. 

Ông Nazak Nikakhtar, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, chỉ ra Mục 338 của Đạo luật Thương mại 1930 nằm trong danh mục các công cụ cho phép áp dụng thuế quan nhanh chóng, theo đó cho phép tổng thống Mỹ đơn phương áp đặt thuế quan trong vòng 30 ngày.

Tỏ ra lo ngại, ông John Veroneau, cựu phó đại diện thương mại Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, nhận định động thái áp thuế đơn phương của ông Trump sẽ phá hủy cơ chế thuế Tối huệ quốc (MFN). MFN yêu cầu một quốc gia khi cung cấp ưu đãi thương mại cho một đối tác phải mở rộng ưu đãi đó cho tất cả các đối tác khác. 

Song song đó, các doanh nghiệp tại Mỹ cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, cũng như đến tất cả công ty phụ thuộc vào sản phẩm bị đánh thuế.

Hiện vẫn chưa rõ liệu hành động của ông Trump sẽ mang tính rộng rãi hay chỉ nhắm vào một vài lĩnh vực hoặc quốc gia cụ thể. Trọng tâm hành động áp thuế của ông Trump nhằm điều chỉnh thuế suất của Mỹ phù hợp với mức thuế từ các quốc gia khác vốn thường cao hơn Mỹ. 

Chủ tịch FED thận trọng

Giá vàng giảm, cổ phiếu tăng và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ổn định hôm 12-2 khi các nhà đầu tư đánh giá đợt áp thuế mới nhất của Washington cùng với tín hiệu từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell về lộ trình cắt giảm lãi suất thận trọng.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng theo dõi diễn biến tiếp theo liên quan đến thuế quan, với việc các cố vấn của Tổng thống Trump được cho là đang hoàn thiện kế hoạch áp thuế "có qua có lại" với mọi quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Theo trang The Economic Times, giá vàng hôm 12-2 giảm nhẹ sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt và cơ quan này không vội vàng cắt giảm lãi suất thêm. Dù vậy, FED sẵn sàng hành động nếu lạm phát giảm hoặc thị trường lao động suy yếu.

Trước đó một ngày, giá vàng đạt mức cao kỷ lục 2.942,70 USD/ounce do nỗi lo về nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, xuất phát từ mức thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vàng thường được xem là "hàng rào" chống lại lạm phát nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của tài sản này. Các thị trường đang giảm dần kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của FED trong năm nay, với dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất tại các cuộc họp vào tháng 3 và tháng 5 tới.

Phát biểu mới nhất của ông Powell cũng góp phần khiến giá dầu giảm hôm 12-2. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay, từ đó có thể làm chậm hoạt động kinh tế và giảm nhu cầu đối với dầu.

Một yếu tố khác tác động đến giá dầu là thông tin về dự trữ dầu thô tại Mỹ (quốc gia sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới). Cụ thể, theo dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ hôm 11-2, con số này đã tăng thêm 9,4 triệu thùng trong tuần lễ kết thúc ngày 7-2.

Hoàng Phương


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo