xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa nên bán “đô” lấy VNĐ gửi tiết kiệm

Thy Thơ - Quỳnh Chi

Mặc dù ngân hàng (NH) tăng lãi suất USD lên 6%/năm nhưng nhiều người vẫn bán ngoại tệ này để gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, việc bán USD sang VNĐ để gửi NH chưa chắc lợi hơn so với gửi tiết kiệm USD.

Muốn bán USD phải nộp phí

Ngày 12-3, anh Châu Thy đến Vietcombank - chi nhánh TPHCM bán 1.000 USD. Nhân viên thu đổi ngoại tệ cho biết, NH không có nhu cầu mua, chỉ thu vào đối với du khách nước ngoài 500 USD/người. Tương tự, ở Eximbank, đầu ngày, mua vào 500 USD/khách hàng nhưng đến trưa, chỉ còn mua 200 USD/người. Một số NH khác cũng mua USD theo giá niêm yết nhưng thu phí chuyển đổi gần 2%/VNĐ, chứng từ thu phí chỉ cung cấp khi khách hàng có yêu cầu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Lữ, chuyên mua bán ngoại tệ “chợ đen”, cho biết ông thu mua với giá 15.500 đồng/USD không giới hạn số lượng, sau đó bán lại cho các khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng hóa bằng USD. “Do NH không mua, hoặc mua với số lượng nhỏ nên người nắm giữ USD chấp nhận bán trên thị trường tự do, dù rằng phải chịu thiệt mỗi USD khoảng 300 đồng. Các doanh nghiệp nhập khẩu mua USD trên thị trường tự do vẫn rẻ hơn giá bán của NH” - ông Lữ nói. Như vậy, giới kinh doanh ngoại tệ “chợ đen” đã có đầu ra, trong khi các NH loay hoay với việc mua - bán USD.

Gửi USD hay bán?

Tuy nhiên, anh Phạm Hoàng Nam, một nhà đầu tư tài chính, tính toán: Bán USD trong thời gian này hoàn toàn không có lợi so với gửi tiết kiệm. Ví dụ 1.000 USD gửi tiết kiệm với lãi suất 6%/năm thì một năm sau sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi là 1.060 USD. Còn bán 1.000 USD ra VNĐ được 15,5 triệu đồng, sau đó gửi tiết kiệm với lãi suất hơn 0,9%/tháng thì sau một năm sẽ thu được cả vốn lẫn lãi khoảng 17 triệu đồng, cao hơn so với gửi USD. Thế nhưng, Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, lãi suất VNĐ có thể giảm trong thời gian tới nên bán USD lúc này để gửi tiết kiệm chưa chắc có lợi.

Không nên nóng vội

Ông Lê Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc nH Đông nam Á (SeABank), cho biết các NH ngừng mua USD không phải vì quá dư thừa lượng tiền này mà lo ngại thị trường tiền tệ thế giới biến động. Nhiều NH tăng lãi suất USD để hạn chế rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Khách hàng có thể có lợi nếu gửi tiết kiệm bằng USD, không nên quá lo lắng trước hiện tượng trước mắt bởi khi đã tung USD ra thì sẽ đến một thời điểm nào đó phải thu về. Khi đó nhu cầu mua USD sẽ tăng mạnh. Nếu quá nóng vội mà “chối bỏ” USD lúc này là không nên.

Giới kinh doanh tiền tệ cho rằng USD mất giá so với VNĐ nhưng về dài hạn sự phục hồi của USD là hoàn toàn có thể. NH từ chối mua USD nên tỉ giá USD trên thị trường tự do bị ép đến mức thấp. Người dân đang hoang mang, ồ ạt bán ra, đẩy ngoại tệ này xuống thấp hơn nữa. Hiện nay, các hợp đồng ngoại thương trên thế giới vẫn chỉ dùng chủ yếu là USD và euro. Tại Việt Nam, thanh toán bằng đồng USD chiếm khoảng 89% các hợp đồng, còn euro chỉ chiếm khoảng 7%. Về tổng thể, USD suy yếu nhưng chỉ trong ngắn hạn.

USD sẽ không rớt giá mãi

Theo các chuyên gia tài chính, Mỹ chủ động cho USD mất giá để có lợi cho nhập khẩu cũng như các khoản nợ phải trả cho các quốc gia khác, nhưng đến một thời điểm nào đó phải dừng. Do đó, USD sẽ không rớt giá mãi. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chưa bung tiền mua USD bởi e ngại lạm phát. Tranh thủ thời điểm này, giới đầu cơ USD ồ ạt thu gom, ép giá; cung cấp USD cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh vàng cỡ lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo