xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu tư lớn trùng tu thành cổ Diên Khánh

Bài và ảnh: KỲ NAM

Tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đầu tư gần 167 tỉ đồng để thực hiện dự án "Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh"

Dự án "Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh" được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư. Dự án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa di tích quốc gia thành cổ Diên Khánh.

12 hạng mục cần trùng tu, tôn tạo

Theo Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa, kinh phí thực hiện dự án "Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh" gần 167 tỉ đồng gồm kinh phí xây dựng và bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Từ đầu năm 2024, đơn vị này đã công bố các thông tin liên quan dự án đến người dân. Hiện nay, tổng diện tích đất trong khu vực thành cổ Diên Khánh là hơn 251.768 m2. Dự án sẽ giải tỏa khoảng 55.451 m2 đất thành cổ, hơn 39.000 m2 đất cơ quan đoàn thể, hơn 105.250 m2 đất do các hộ dân đang sử dụng.

Phối cảnh tổng thể dự án “Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh”

Phối cảnh tổng thể dự án “Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh”

Đến ngày 14-5-2024, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư để thực hiện khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh với kinh phí trên 2.000 tỉ đồng. Tiến độ thực hiện dự án 6 năm. Các cơ quan hành chính của huyện Diên Khánh sẽ được di dời ra khỏi thành cổ Diên Khánh để về đây.

Về dự án "Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh", Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa đã công bố báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mà UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt với quy mô 12 hạng mục. Trong đó, hạng mục đầu tiên là tu bổ, tôn tạo, phục hồi tuyến thành đất với chiều dài 2.535 m. Việc phục hồi, tu bổ thành đất trên nguyên tắc bảo tồn giá trị nguyên gốc, đỉnh thành rộng 4,1 m; lối đi lát gạch rộng 2,6 m.

Miếu Thánh Phi là công trình còn sót lại của các thiết chế nhà Nguyễn hiện đã xuống cấp

Miếu Thánh Phi là công trình còn sót lại của các thiết chế nhà Nguyễn hiện đã xuống cấp

Hạng mục 2 sẽ xây mới tuyến đường lát gạch thẻ nằm ngoài theo đường ranh giới bảo vệ trong với chiều dài 1.930 m, chiều rộng 6 m. Đoạn đường này chủ yếu chạy sát chân thành phía bên trong.

Hạng mục 5 là xây dựng mới 1 cầu vòm bắc qua hào nước như nguyên bản một thành cổ thời phong kiến.

Hạng mục 6 sẽ xây dựng 5 tiểu công viên được bố trí ở góc thành. Hạng mục 7 sẽ chỉnh trang hình thức các cầu tại cổng Nam (Tiền), cổng Đông, cổng Tây. Hạng mục 8 sẽ xây mới hệ thống cấp nước, thoát nước cho hào nước bao quanh thành cổ và hệ thống thu gom nước thải. Các hạng mục 9 đến 12 là hệ thống điện chiếu sáng, nạo vét bùn đất và vệ sinh lòng hào; xây mới 1 trạm bơm để dẫn nước vào hào và trồng cây xanh.

Cần phục dựng các công trình trọng tâm

ThS Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho rằng để thực hiện trùng tu bảo tồn và phát huy giá trị thành cổ Diên Khánh, cần dựa trên cơ sở nguyên vẹn những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của di sản. Nói cách khác là bảo tồn nguyên vẹn yếu tố gốc của di sản. Trùng tu, tôn tạo cần hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp vào di tích, không được làm giảm hay thay đổi những đặc điểm cơ bản và những giá trị vốn có của di tích.

Khẳng định sự cần thiết để bảo tồn gắn với phát triển kinh tế, ông Hoa cho rằng bảo tồn di sản là công việc ứng xử với quá khứ, còn phát triển xây dựng là câu chuyện của tương lai. Đô thị không có di sản là đô thị không có ký ức, đồng nghĩa với không có điểm tựa, không có chỗ dựa về nhân văn, không có bề dày văn hóa đủ để làm bệ phóng vươn tới tương lai. Một đô thị như vậy không đủ sức hút bạn bè bốn phương đến thăm, khó phát triển bền vững.

"Tôi rất mừng vì dự án "Tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh" đang được triển khai. Tuy nhiên, tôi đề nghị cần phục dựng một số công trình trọng tâm, có ý nghĩa đại diện cho quyền uy của giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ, như: Kỳ đài, cổng tam môn, hành cung trên một trục chính hướng ra cổng Tiền, dinh Tuần Vũ, miếu Thánh Phi" - ông Hoa đề xuất.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thích, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, cho rằng hiện nay cần ưu tiên trùng tu, tôn tạo khẩn cấp miếu Thánh Phi. Đây là công trình duy nhất thời Nguyễn hiện nay còn lại. "Theo khảo sát của chúng tôi, miếu Thánh Phi đã hỏng nặng, mái ngói mục nát, nguy cơ hoặc sập đổ rất cao. Bên cạnh đó, cần đưa các nhà cổ của Khánh Hòa về đây để xây dựng thành một khu phố cổ; khu trưng bày các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, gốm, dệt chiếu, đan mây; làng lò bánh ướt, bún cá..., từ đó hình thành các tour tuyến phục du khách du lịch, phát triển kinh tế kết hợp bảo tồn hiệu quả" - ông Thích đề xuất. 

Phục dựng các công trình bên trong thành

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho biết đang tiếp tục xây dựng đề án về phục chế các công trình, kiến trúc bên trong thành Diên Khánh. Để phục dựng lại thì điều đầu tiên là phải có mặt bằng. Do đó, đề án này đang tiến hành song song với dự án xây dựng mới khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Đầu tư lớn trùng tu thành cổ Diên Khánh- Ảnh 3.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo