xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán đất “vàng” để thu ngân sách

Hà Linh

Tính đến tháng 12-2011, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất

Trong giai đoạn phải theo đuổi mục tiêu giảm bội chi ngân sách để tăng trưởng bền vững hiện nay, Chính phủ vừa đề nghị Quốc hội nới trần bội chi ngân sách năm 2013 từ 4,8% lên 5,3%. Động thái này cho thấy ngân sách quốc gia đang trong tình thế căng thẳng. Một trong các giải pháp được đề xuất để “cứu” ngân sách là bán các khu đất “vàng” đang được các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng kém hiệu quả.

Cần bán các khách sạn lớn

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất 5 giải pháp để tăng thu ngân sách. Trong đó có giải pháp bán những bất động sản (BĐS) có giá trị lớn nằm ở các vị trí trung tâm tại Hà Nội và TP HCM. Những BĐS trên bao gồm các trung tâm thương mại, khách sạn lớn đang được quản lý bởi DNNN hoặc là phần vốn góp của thành phố trong các liên doanh nước ngoài. Ví dụ: Khách sạn văn phòng Daewoo, khách sạn Metropole Hà Nội, khách sạn Rex, khách sạn Caravelle tại TP HCM… Theo VAFI, những BĐS đó rất đắt giá nhưng hiện tại không mang lại một đồng ngân sách nào cho các thành phố. VAFI cho rằng không nên cổ phần hóa những tài sản quan trọng này mà nên thực hiện bán đấu giá toàn bộ BĐS cho một nhà đầu tư để thu tiền về ngân sách. “Nếu quyết liệt làm, 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM sẽ có đủ nguồn vốn để xây dựng trên 6 đường tàu điện nội đô, giải quyết nhanh tình trạng ách tắc giao thông” - VAFI đánh giá.

 
img
Một góc TP HCM với nhiều trung tâm thương mại, khách sạn. Nhiều bất động sản thuộc sở hữu doanh nghiệp nhà nước đang được đề nghị bán để thu ngân sách Ảnh: TẤN THẠNH

Sẽ thu hàng trăm ngàn tỉ đồng

Tại đề án “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013-2020” vừa trình Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề xuất một số giải pháp để vốn hóa nguồn lực đất đai thuộc khu vực DNNN nắm giữ. Theo Bộ Tài chính, các DNNN đang quản lý, sử dụng quỹ nhà đất có diện tích lớn và ở những vị trí có giá trị thương mại cao như: trụ sở Tập đoàn Điện lực tại số 75 Đinh Tiên Hoàng, đối diện hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại số 136 Hàm Nghi, TP HCM… DNNN chiếm giữ nhiều mặt bằng “vàng” nhưng không sử dụng hết, hằng năm đóng tiền thuê đất rất thấp. Nhiều DN đã cổ phần hóa nhưng vẫn kế thừa toàn bộ nhà đất từ DN cũ mà không có sự thay đổi căn bản về chất bởi giá trị đất chưa tính vào giá trị DN. Những vị trí đất “vàng” có giá trị rất lớn nhưng khi cổ phần hóa lại chưa tính giá trị này cho nên gây lãng phí rất lớn tài sản nhà nước.

Tính đến tháng 12-2011, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất. Cơ chế chính sách sắp xếp lại nhà đất và huy động nguồn lực từ đất tương đối đầy đủ nhưng việc thực hiện còn chậm và mang tính hình thức, đối phó. Một số bộ ngành có tâm lý chây ì, cố giữ đất, khi xem xét phương án xử lý nhà đất chưa đặt lợi ích chung của toàn xã hội lên trên mà chủ yếu đối phó với cơ quan nhà nước để cố giữ lại nhiều nhà đất. Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự báo số thu từ sắp xếp lại nhà đất theo Quyết định số 09/2007, bao gồm cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sẽ đem lại nguồn thu khoảng 100.000 tỉ đồng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo