xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đẩy mạnh ứng dụng công dân số

Ngô Lê

Mỗi tỉnh, thành chỉ nên xây dựng một ứng dụng công dân số, trong đó tích hợp hành chính công của các sở/ngành, quận/huyện

Khi cần làm việc với cơ quan nhà nước hay thực hiện các thủ tục hành chính công, người dân chỉ cần truy cập vào một ứng dụng duy nhất trên điện thoại không cần phải trực tiếp đến công sở. Đó chính là nhu cầu của người dân khi TP HCM xác định đến cuối năm 2025, tất cả các lĩnh vực hành chính công đều phải được thực hiện trên môi trường số.

TP HCM phát triển app công dân duy nhất

Trước đây, khi người dân truy cập internet chủ yếu trên máy tính thì phần mềm dùng chung là yêu cầu cần thiết và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hiện số người dùng các thiết bị di động, chủ yếu là smartphone, để kết nối internet chiếm hầu hết.

Theo báo cáo Digital 2024: Việt Nam do We Are Social và Meltwater công bố mới đây, vào đầu năm, Việt Nam có 78,44 triệu người dùng internet (chiếm 79,1% dân số). Trong khi đó, với số dân 99,2 triệu người, Việt Nam lại có tới 168,5 triệu kết nối di động.

Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) do UBND TP HCM tổ chức ngày 20-2, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh nếu muốn năm 2025 các thủ tục có liên quan đến hành chính phải diễn ra trên nền tảng số, thì ngay từ bây giờ phải tập trung phát triển các dịch vụ công và triển khai ứng dụng công dân duy nhất để người dân sử dụng. Hiện nay TP HCM đã thu nhập được 7.677.777 hồ sơ CCCD gắn chip và 5.570.696 tài khoản định danh điện tử mức 2. Đây chính là cơ sở dữ liệu phục vụ cho chính quyền số của thành phố. Phát triển ứng dụng công dân duy nhất của thành phố là để tránh tình trạng loạn ứng dụng, khi mỗi quận huyện hay mỗi ban ngành xây dựng ứng dụng riêng cho mình. Điều này không chỉ gây rối (không tương thích, không liên thông), mà còn lãng phí nguồn lực và ngân sách nhà nước.

Người dân đăng ký thủ tục công trực tuyến tại UBND phường 12, quận 10, TP HCM.Ảnh: Hoàng Triều

Người dân đăng ký thủ tục công trực tuyến tại UBND phường 12, quận 10, TP HCM.Ảnh: Hoàng Triều

Tập trung một cửa, liên thông

Còn ở cấp tỉnh, thành, trong thời gian qua, ngày càng có thêm nhiều tỉnh, thành đã xây dụng được các ứng dụng công dân số (ƯDCDS) của địa phương. Đây chính là trung tâm hành chính công số, nơi có thể thực hiện sự tương tác giữa dân cư và chính quyền địa phương.

Ở tỉnh Ninh Bình, năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này đã xây dựng, triển khai ƯDCDS My Ninh Bình. Khi triển khai thí điểm ở thị trấn Me và nhân rộng ra các xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, ƯDCDS này cho thấy hiệu quả rõ rệt, được nhân dân tiếp nhận tốt. Từ đầu năm 2023, tỉnh Yên Bái đã triển khai ƯDCDS YenBai-S do UBND tỉnh đặt hàng Viettel Yên Bái thiết kế, xây dựng. Ứng dụng này do Trung tâm Điều hành thông minh thuộc Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp quản lý, vận hành. Đây là ứng dụng đa tiện ích trên thiết bị thông minh, chỉ cần cài đặt một app duy nhất, người dùng có thể sử dụng nhiều tiện ích thông minh, dễ dùng, vừa để thực hiện các thủ tục hành chính công, vừa có thể tương tác trực tiếp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Được đưa vào vận hành từ rất sớm, vào tháng 10-2021, đến nay, ứng dụng công dân Sóc Trăng đã được nâng cấp lên phiên bản mới, bổ sung các thông tin và cải thiện nhiều chức năng. Ứng dụng này cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ để người dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước trên môi trường số. Nó gồm chức năng phản ánh hiện trường, dịch vụ công, camera giám sát, thanh toán trực tuyến, thông tin tiện ích thuộc nhiều lĩnh vực, ban ngành…

Việc xây dựng ƯDCDS rất cần thiết và không còn lạ lẫm. Có rất nhiều bài học kinh nghiệm để các tỉnh, thành chưa triển khai có thể tham khảo. Với ƯDCDS, mỗi cư dân địa phương có một tài khoản riêng, nên dựa trên số định danh cá nhân, được quản lý và xác thực bằng các công nghệ bảo mật cao, trong đó có sinh trắc học (dấu vân tay, khuôn mặt, mống mắt…). Tuy nhiên, mỗi tỉnh, thành chỉ nên xây dựng một ƯDCDS, trong đó tích hợp hành chính công của các sở ngành, quận huyện. Không để xảy ra tình trạng mỗi quận huyện, thậm chí phường xã, tự phát triển ứng dụng riêng. Chỉ cần đăng nhập vào ƯDCDS của tỉnh, thành, người dân địa phương có thể tương tác với chính quyền và có thể thực hiện các thủ tục hành chính công ở tỉnh, thành mình.

Yêu cầu đặt ra là ƯDCDS phải tập trung một cửa và liên thông đầy đủ. Đồng thời ứng dụng phải mang tính phổ quát cao, không đòi hỏi thiết bị phải có cấu hình mạnh, có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế về công nghệ (như người lớn tuổi, người lao động, người có trình độ thấp...) đều có thể sử dụng dễ dàng. 

Phát triển và hoàn thiện VNeID

Ứng dụng VneID - ƯDCDS quốc gia, với những vấn đề mà nó đang gặp phải và được người dùng phản ánh trên báo chí và các mạng xã hội. Như đăng ký và thiết đặt còn khó khăn - đặc biệt khi tiến hành xác thực, bị quá tải, giao diện chưa dễ thao tác, chưa thể tích hợp nhiều thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân, giá trị pháp lý vẫn còn bất cập - thậm chí phải chờ sửa luật... Hiện VNeID, kết hợp với quy trình định danh điện tử mức 2, tiếp tục được phát triển và hoàn thiện để trở thành một trung tâm thông tin về công dân.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo