UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề nghị suy tôn liệt sĩ cho 5 trường hợp thuộc Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng đã hy sinh trong và sau cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại Mặt trận liên quận 2-4.
Theo đó, UBND TP HCM đăng ký buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có hướng tháo gỡ về việc công nhận liệt sĩ đối với 5 trường hợp đặc biệt thuộc Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng.
Bởi 5 trường hợp nêu trên không có hồ sơ lưu lại, do tính chất đặc thù của công tác nội đô thời bấy giờ, danh tính của 5 trường hợp này đều không phải họ tên thật mà phải mượn họ liệt sĩ Lê Thị Riêng để làm họ của từng người.
Trước đó, UBND TP HCM đã có công văn trình Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chỉ đạo giải quyết suy tôn liệt sĩ cho 5 trường hợp thuộc Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng đã hy sinh trong và sau cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại Mặt trận liên quận 2-4
Tuy nhiên, việc công nhận họ là liệt sĩ đang đối diện nhiều khó khăn như giấy tờ và căn cứ cần thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn phúc đáp UBND TP HCM và đề nghị cung cấp giầy tờ làm căn cứ để xét công nhận liệt sĩ cho 5 trường hợp trên.
Dựa trên ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND TP HCM đã có buổi làm việc ngày 24-7-2023 với các đơn vị gồm Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Ban Quản lý Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Ban Liên lạc Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng để làm rõ, củng cố hồ sơ, làm rõ từng trường hợp đề nghị công nhận liệt sĩ đối với 5 trường hợp trên.
Trải qua biến cố lịch sử, Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng vẫn gợi nhớ trong lòng người Sài Gòn - TP HCM về những anh hùng hy sinh vì đất nước.
Cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 chứng kiến sự dũng cảm, hy sinh của những nữ biệt động trong đơn vị này.
13 chiến sĩ đã hy sinh, Trưởng Tiểu đoàn Lê Hồng Quân bị thương mất một cánh tay và bị bắt tù đày ra Côn Đảo, được trao trả vào năm 1973. Ngày 20-7-2012, 8 trường hợp được Nhà nước trao Bằng Tổ quốc ghi công để tôn vinh liệt sĩ.
Hiện vẫn có 5 trường hợp hy sinh chưa được trao Bằng Tổ quốc ghi công, bao gồm:
1. Chị Hai (nữ đồng chí Hai), cư ngụ tại khu ổ chuột Khánh Hội (thuộc căn cứ Khánh Hội, Cây Bàng, Vĩnh Hội, quận 4 của Tiểu đoàn).
2. Anh Tư (Tư cơm tấm), sinh năm 1935, công nhân Bến thương cảng quận 4, cư ngụ tại khu ổ chuột Khánh Hội .
3. Chị Sáu già, cư ngụ tại khu ổ chuột Cây Bàng, quận 4 (thuộc căn cứ Khánh Hội, Cây Bàng, Vĩnh Hội).
4. Bác Bo, sinh năm 1918, nhà ở khu ổ chuột Khánh Hội.
5. Lý Giao Duyên, sinh năm 1950, cư ngụ khu ổ chuột Vĩnh Hội.
Những anh hùng đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 tại mặt trận liên quận 2-4 của Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận công lao. Họ đã dốc hết tâm huyết và sức mạnh vào cuộc chiến, để lại dấu ấn bền vững trong lòng đất nước.
Bình luận (0)