xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để TP HCM thật sự là nơi đáng sống: Con người là mục tiêu của phát triển

Lề Văn Thành (nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu Văn hóa xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM)

Phát triển đô thị theo 3 mảng kinh tế, môi trường và xã hội nhưng đặt nặng yếu tố con người hơn, xem con người là trung tâm, là mục tiêu của phát triển

Thực tiễn phát triển các đô thị lớn trên thế giới cho thấy không có nhiều thành phố đáng sống. Một thành phố đáng sống hay sống tốt là nơi mà có sự tương tác tốt giữa 3 nhóm vấn đề: tương tác giữa người và người, người và thiên nhiên, người và hạ tầng đô thị.

Thực tiễn TP HCM

Trước hết phải khẳng định đây là một thành phố tụ hội nhân tài, mức độ cạnh tranh khốc liệt, có nhiều cơ hội thăng tiến nhưng lại có nhiều cám dỗ, dễ khiến người ta sa ngã. Muốn đứng vững ở đây, phải thật sự nỗ lực, có ý chí vươn lên, kiên trì, nhẫn nại, kỷ luật với bản thân.

Thành phố có nền kinh tế phát triển, liên kết được các tỉnh trong vùng, đầu mối xuất nhập khẩu phía Nam, nhiều ngành hiện đại… nên nhu cầu việc làm lớn và đa dạng. Thêm vào đó một khu vực phi chính thức phát triển thu hút dung nạp một lượng lớn lao động.

"Đất lành chim đậu", thành phố liên tục được bổ sung người từ các tỉnh khác đến. Qua bao thăng trầm, với nhiều thay đổi, Sài Gòn - TP HCM vẫn luôn là ngôi nhà chung, dang tay đón nhận người dân tứ xứ vào cùng sinh sống, cùng xây dựng phát triển.

Cốt cách, văn hóa con người TP HCM thể hiện rõ nhất trong đợt đại dịch COVID-19 với nhiều mô hình thiện nguyện chạm đến trái tim mọi người. 

Cái gì đã khiến nhiều người từ nhân viên y tế, CB-CNV, lực lượng tuyến đầu không chỉ vì nhiệm vụ mà làm hết mình với tấm lòng vì cộng đồng. 

Cái gì đã khiến nhiều văn nghệ sĩ, các bạn trẻ (mà trong đó nhiều bạn được gia đình cưng chiều) lăn xả vào làm thiện nguyện, chia sẻ nỗi đau của những người chưa quen biết, trong những hoàn cảnh nguy hiểm, khốc liệt… 

Những điều đó cho thấy thành phố có một nền tảng văn hóa cộng đồng rất đẹp mà khi khó khăn tột đỉnh thì tự nguyện bộc lộ ra. 

Cái văn hóa nhân ái, nghĩa tình ấy tuy mang nhiều tính tự phát, tự bộc lộ nhưng chân tình, tích cực, nhân văn, hồn cốt của yêu thương, được kết tinh, kế thừa bao nhiêu cái đẹp nhân văn, bền vững trong máu từng người và trong bối cảnh của môi trường thành phố.

“Đất lành chim đậu”, thành phố liên tục được bổ sung người từ các tỉnh khác đến.Ảnh: Hoàng Triều

“Đất lành chim đậu”, thành phố liên tục được bổ sung người từ các tỉnh khác đến.Ảnh: Hoàng Triều

Lựa chọn các ưu tiên để thực hiện

Theo triết lý Livable cities của Michael Douglass (Đại học Hawaii), một thành phố có mức độ sống tốt phải có 3 thành tố quan trọng. 

 Đó là: Môi trường tự nhiên tốt (environmental well being), thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa cộng đồng dân cư đô thị và môi trường tự nhiên mà họ đang sống.

Môi trường sống đô thị (urban life world) mà người dân đô thị sống trong đó đặt nặng vấn đề quan hệ giao tiếp dân sự, những hoạt động văn hóa trong đời sống đô thị ở những địa bàn công cộng và các hoạt động của các tổ chức hội đoàn. 

Sự phát triển bản thân con người (personal well being) trên bình diện cá nhân và khả năng tiếp cận dịch vụ, hàng hóa. Thành tố này có thể xem là những đầu tư cho "vốn con người" (human capital), bao gồm luôn cả yếu tố an toàn trong đời sống đô thị.

Ba thành tố này được đặt trong mối quan hệ với nhau, tương ứng với những lý thuyết về phát triển đô thị theo 3 mảng kinh tế, môi trường và xã hội nhưng đặt nặng yếu tố con người hơn, xem con người là trung tâm, là mục tiêu của phát triển. Lý thuyết này đặt nặng vai trò quản lý để làm sao phát triển 3 thành tố này.

Trong quản lý, ngoài vai trò chủ đạo của nhà nước thì cộng đồng dân cư rất được đề cao trong việc tham gia xây dựng chính sách từ cơ sở (trên xuống, dưới lên). Vì vậy, học thuyết của Michael Douglass có thể xem là một lý thuyết để xây dựng mô hình thành phố có quy mô lớn để phát triển như TP HCM.

Ai cũng có thể thấy cần phát triển thành phố một cách hài hòa 3 lĩnh vực: kinh tế, môi trường, xã hội. Nhưng hài hòa ở mức độ nào? Kinh tế 8 phần, môi trường 1 phần, xã hội 1 phần thì có hài hòa không, bền vững không?

Chúng ta muốn xây dựng TP HCM là nơi đáng sống, vậy cần trả lời các câu hỏi: Mô hình như thế nào? Thực trạng của mô hình đó hiện nay ra sao? Cái gì là ưu tiên trong danh sách ưu tiên, đã thiết kế chương trình cụ thể cho vấn đề đó chưa? Đã có con người để thực hiện chưa? Kinh phí đầu tư có thỏa đáng không?

Và nên nhớ các ưu tiên phải dành cho số đông dân cư. Ưu tiên đầu tư cho dân sinh, như y tế và giáo dục; ưu tiên đầu tư cho các nhóm yếu thế như 1,3 triệu người cao tuổi cần chăm sóc; tạo điều kiện nâng mức sinh của phụ nữ thành phố lên; mật độ cây xanh trong nền kinh tế xanh; cải thiện môi trường sống, giảm ngập nước, kẹt xe, chiếm dụng vỉa hè...

Để kết luận, có thể nói rằng rất nhiều thanh niên tỉnh lẻ vào TP HCM học đại học rồi trưởng thành, có cơ hội tiến bộ, được mở rộng tầm nhìn, sống chan hòa với người xung quanh và quyến luyến nhận nơi này là nơi ở đến cuối đời. Như vậy thành phố này có đáng sống không?

3 vấn đề cần giải quyết

Hiện TP HCM có 3 vấn đề lớn ảnh hưởng nhiều đến đời sống của phần lớn cư dân cần có giải pháp khắc phục.

Thứ nhất, nhu cầu nhà ở cho số đông tại TP HCM là rất cấp thiết nhưng chưa có lộ trình hợp lý để thực hiện. Cần xác định rõ mục tiêu là hướng đến số đông người dân, làm cho họ an cư, duy trì cuộc sống với mức độ chi phí hợp lý. Nhà ở có giá thuê hợp lý, chi phí ăn uống, học hành, vui chơi, chữa bệnh cũng phải hợp lý. Nếu vậy, nên mở rộng phạm vi nghiên cứu, đây không chỉ là các dự án nhà ở xã hội cho số đông mà nên là dự án đô thị cho số đông. Hàng triệu con người cần một môi trường sống phù hợp với thu nhập, chứ không chỉ là những căn hộ vừa phải, giá thuê rẻ.

Thứ hai, vấn đề ô nhiễm môi trường, mà cụ thể là ô nhiễm khí thải/chất độc hại trong không khí và ô nhiễm tiếng ồn. Cần sử dụng các công nghệ lọc không khí, giảm thiểu và hấp thụ các chất độc hại ở khu dân cư, khu thương mại hay khu hành chính có mật độ lưu thông cao.

Thứ ba, vấn đề cây xanh, công viên. Với xu hướng đất đai ngày càng thu hẹp, giá cả đắt đỏ thì giải pháp làm công viên, mảng xanh cao tầng là phù hợp với bối cảnh hiện nay. TP HCM nên mạnh dạn nghiên cứu nội dung này để cập nhật vào quy hoạch, nhất là quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch chung toàn vùng TP HCM, làm cơ sở để triển khai các đề án mang tính chất chiến lược này. Nếu chủ trương phát triển các mảng xanh cao tầng được thông qua, sẽ giải quyết được rất nhiều việc, rất nhiều tiện ích còn thiếu như bãi xe, mảng xanh, nơi vui chơi cho cộng đồng.

KTS Trương Nam Thuận (Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thiên Nam Anh)


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo