xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại trận mưa sao băng bất ổn nhất

Anh Thư

(NLĐO) - Trận mưa sao băng thứ 3 của "tháng cuồng nộ" sẽ lên đến đỉnh điểm vào đêm 17, rạng sáng 18-11 khi quan sát từ Việt Nam.

Theo công cụ của trang Time and Date, mưa sao băng Leonids - có nguồn gốc từ chiếc đuôi đá bụi của sao chổi Tempel-Tuttle - sẽ đạt cực đại vào đêm 17-11, rạng sáng 18-11 theo góc quan sát được định vị tại TP HCM.

Leonids là một trong những trận mưa sao băng mà các nhà thiên văn học trông chờ nhất năm, bởi tính bất ổn của nó.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại trận mưa sao băng bất ổn nhất- Ảnh 1.

Một trận mưa sao băng Leonids trước đây, theo góc chụp từ Mỹ - Ảnh: NEW SCIENTIST

Năm nay, chúng ta sẽ đón đêm cực đại Leonids một cách nhẹ nhàng với 10 ngôi sao băng rơi mỗi giờ. Không ít lần trong quá khứ, nó đã gây ra một cơn bão thiên thạch trên bầu trời.

Theo NASA, Leonids có thể gây bão sao băng ít nhất 33 năm một lần. Bão sao băng xảy ra khi có ít nhất 1.000 ngôi sao băng lao qua bầu trời mỗi phút.

Trong vài thập kỷ gần đây, cơn bão sao băng khủng khiếp nhất được ghi nhận năm 1966, với hàng ngàn ngôi sao băng lao qua bầu trời mỗi phút, liên tục trong vòng 15 phút.

Vào các năm 1999, 2001, 2022, Leonids cũng gây bão sao băng với vài ngàn ngôi sao băng mỗi giờ.

Bão sao băng rõ rệt nhất thường xảy ra 1 năm sau các chuyến viếng thăm mỗi 33 năm của sao chổi Tempel-Tuttle.

Vật thể băng giá này có quỹ đạo rất rộng, mỗi 33 năm mới đạt đến điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) một lần, đồng nghĩa với việc lướt qua địa cầu với khoảng cách gần và có thể được quan sát.

Sao chổi này đến thăm chúng ta lần cuối vào năm 1998 và đến năm 2031 nó mới trở lại.

Trở lại với Leonids năm nay, bạn có thể tìm kiếm chòm sao Sư Tử trên bầu trời, đó sẽ là nơi các ngôi sao băng dường như đang xuất phát.

Cái tên Leonids bắt nguồn từ tên Latin của chòm sao này - Leo.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại trận mưa sao băng bất ổn nhất- Ảnh 2.

Vị trí các ngôi sao băng Leonids hiện ra trên bầu trời - Ảnh: STARDATE.ORG

Nếu bỏ lỡ đêm cực đại, bạn vẫn có thể quan sát được trận mưa ánh sáng này vào những đêm sau đó, mặc dù ít sao băng hơn.

Leonids thực ra đã rơi từ ngày 6-11, mạnh dần lên đến nay và sẽ yếu dần, biến mất hẳn sau ngày 30-11.

Để ngắm nhìn sao băng được rõ hơn, bạn sẽ cần để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, chọn một vùng không gian thoáng đãng và hy vọng trời sẽ đẹp.

Sẽ có một cản trở lớn trong lần quan sát này, đó là "siêu trăng hải ly" của tháng 11 vẫn còn khá to và sáng trên bầu trời, sau khi đạt độ tròn tuyệt đối rạng sáng 16-11.

Đây là trận mưa sao băng thứ 3 mà người Trái Đất có cơ hội chiêm ngưỡng trong tháng 11, sau Nam Taurids và Bắc Taurids.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo