xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Địa đạo Củ Chi - Đất thép thành đồng

Tổng hợp

(NLĐO) - Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng của TPHCM và được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, quê hương của “chiến tranh địa đạo” và được phong tặng danh hiệu “đất thép thành đồng”.

Địa đạo Củ Chi - hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách TPHCM 70 km về hướng Tây -Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, có chiều dài khoảng 200 km bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc…

img


Hệ thống đường hầm bí mật này được đào từ thời kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống tiếp tục củng cố, phát triển thêm tới trên 200 km, gồm 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8-10 m. Củ Chi được gọi là quê hương của “ chiến tranh địa đạo” và được phong tặng danh hiệu “đất thép thành đồng”.

Du khách sẽ cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Nằm trong quần thể của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi có diện tích khoảng 50 ha, gồm nhiều hạng mục, tái hiện những sự kiện trong quá trình chống quân xâm lược qua nhiều giai đoạn, góp phần cung cấp thêm thông tin sống động, thiết thực cho du khách về mảnh đất Củ Chi trong chiến tranh.

Du khách sẽ nhìn thấy hình ảnh của vùng ấp chiến lược, đồn bót của địch, vành đai diệt Mỹ, vùng tranh chấp giữa ta và địch...vào thời kỳ 1960 - 1964 của làng quê Củ Chi; hình ảnh sinh hoạt của quân và dân Củ Chi vào những năm 1964-1965, cảnh xây dựng chiến hào, quân dân du kích triển khai trận đánh, tập luyện quân sự, tải thương, bộ đội vượt sông, đoàn văn công biểu diễn văn nghệ...; tái hiện vùng giải phóng thời kỳ 1966-1973, quang cảnh trên mặt đất đã bị hủy diệt hoang tàn, cuộc sống sinh hoạt chuyển xuống lòng đất....

img


Ngoài việc xem các sự kiện được tái hiện bằng mô hình, tượng và sử dụng các hệ thống âm thanh để tạo tiếng bom, đạn, máy bay... du khách sẽ còn được tiếp xúc với những con người thật đã từng sống và chiến đấu ở Củ Chi, được nghe kể chuyện về những trận đánh, cuộc sống ở địa đạo....

Điều thú vị khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn mặc như thời chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc đồ bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên những bụi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách như đang sống trong lịch sử vùng đất Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến thể hiện rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng được dọn lên trong khu lán trại sâu dưới lòng đất. Những ly rượu bé xíu, trong vắt, nồng nàn được gọi đùa là “nước mắt quê hương” bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp, lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.

Với tầm vóc chiến tranh của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 . Hiện nay, Địa đạo Củ Chi đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong nước và nước ngoài tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều vị lãnh đạo Đảng, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam và các nước đã đến thăm và ghi cảm tưởng lưu niệm tại đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo