xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biến đất vườn thành... nghĩa trang

Theo KIM NGÂN (Đà Nẵng Online)

Trái ngược với cảnh ảm đạm của thị trường nhà đất, ở một vài nơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đất "âm phủ" đang lên cơn sốt với mức giá khá cao mà vẫn… hết “hàng”.

Bài 1: Sốt đất "âm phủ"
img
La liệt mộ đang được xây dựng trái phép cạnh Nghĩa trang Hòa Sơn. Ảnh: KIM NGÂN
 
Rầm rộ mua bán đất xây mộ
 
Sáng 4-6, trong vai người đang có nhu cầu tìm đất chuẩn bị an táng cho ông bà, chúng tôi men theo con đường ngoằn ngoèo được trải nhựa vào sâu trong Nghĩa trang Hòa Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Đang loay hoay giữa rừng mộ, chưa biết đi lối nào thì gặp một thanh niên cởi trần, có vẻ là người địa phương đang đứng hút thuốc bên vệ đường. “Đi đâu?” - người thanh niên hỏi. “Đang tìm một suất trong nghĩa trang cho người thân mà khó quá”, tôi tỏ vẻ sốt ruột.
 
“Đất nghĩa trang hết chỗ rồi. Mua không tui bán cho, có 2 lô nè, tổng cộng 83m2, lấy không, giá 550.000 đồng/m2?”. Nói xong, “cò” đất tên Sơn rút bản đồ ra thuyết minh: “Đây nè, chỉ còn từng này đất thôi, khu B2, B3 đã bán hết rồi, có muốn mua cũng không có. Tui lấy giá phải chăng đó, yên tâm đi”.
 
Khi biết tôi có ý định chỉ mua khoảng 6m2 đất chuẩn bị lo hậu sự cho ông cố, “cò” Sơn bĩu môi: “Chẳng ai mua ít như cô em, tui không bán ít, nếu vậy tui dẫn xuống chỗ ông anh họ, ổng bán cho. Tui dẫn đi thì bảo đảm giá mềm”.
 
Theo chân “cò” Sơn, chúng tôi đi sâu vào địa phận thôn Phú Thượng, xã Hòa Sơn, nơi sát với nghĩa trang Hòa Sơn. Cả một khu đất rộng mênh mông chi chít mộ, cái đã hoàn thành nghi ngút hương khói, cái còn dang dở. Đây đó từng tốp thợ đang xây nốt những bức tường thấp bao quanh địa phận khu đất đã có người mua, đánh dấu ranh giới và quyền sở hữu. Cạnh đó là rừng cây trơ trụi, cằn cỗi đã bị vẹt ngang nhiều chỗ được san bằng để bán.
 
Chỉ tay vào một miếng đất còn trống, “cò” Sơn bảo: “Miếng này nhé?”. Sau cái gật đầu của tôi, Sơn điện thoại, thương thảo với ai đó một hồi rồi thở dài tiếc nuối: “Miếng này họ đặt cọc hết rồi em ơi. Cháy hàng rồi. Thôi để tui chỉ cho miếng khác!”.
 
Dẫn tôi ra một khoảnh đất sát đường cái, Sơn ra giá: “Miếng này hai mặt tiền nghe, ông bà nằm đây thì hết ý. Tuy nhiên, giá có cao hơn một chút 500.000 đồng/m2. Cô em OK thì anh điện cho anh họ của anh liền”. “Vậy mua bán thế nào? Làm giấy tờ đàng hoàng chứ?”, tôi thắc mắc. “Giấy viết tay, có chữ ký hai bên, số chứng minh nhân dân và lăn tay nữa. Yên tâm chưa?”, Sơn trấn an.
 
“Vậy lỡ chính quyền thu hồi hay cưỡng chế thì sao?”, tôi tỏ vẻ lo lắng. “Cò” Sơn bĩu môi: “Mệt quá! Mua có mấy mét đất mà hỏi lắm thế. Người ta mua cả trăm, cả ngàn mét còn chưa sợ nữa kìa. Đất của ông bà để lại, ai dám thu hồi. Mộ đã chôn rồi thì đố “thằng” nào dám đập”.
 
Bỏ túi bạc tỷ
 
Việc xây mộ ở thôn Phú Thượng đang diễn ra rầm rộ và ngang nhiên giữa ban ngày mà không gặp sự cản trở nào. Ở đây, thợ xây mộ là những thanh niên nhàn rỗi trong làng kiêm luôn “cò” đất. Khi môi giới thành công, không chỉ được chủ đất trả tiền hoa hồng mà “cò” nghiễm nhiên thầu luôn việc xây mộ từ A đến Z. Đó là “luật bất thành văn”.
 
Những người không qua “cò” mà mua bán trực tiếp với chủ đất thì nên nhờ chủ đất gọi người xây mộ luôn. Thực tế, đã có chuyện tự ý xây mộ mà không thông qua “cò” hoặc chủ đất nên bị gây khó dễ, thậm chí mộ bị đập phá.
 
Một “cò” là thợ xây cho biết, giá công thợ xây một ngôi mộ khoảng 1 triệu đồng, nếu bao luôn cả vật liệu thì khoảng 14 triệu đồng/mộ bằng đá. Nếu mộ có chạm trổ hoặc thành mộ bằng đá đen thì có giá lên đến 30 - 50 triệu đồng.
 
Đất được bán để xây mộ hầu hết là đất trồng cây lâu năm và đất vườn. “Cò” Sơn thì thầm: “Khu đất rộng khoảng 20.000m2 kia là của ông Độ. Vừa rồi chỉ riêng người do tui dẫn đến mua, ổng cũng bán được vài tỷ bạc chứ chẳng chơi”.
 
Trước đây người ta thường xây mộ gió để giữ đất và làm sức ép với chính quyền địa phương, nhưng theo lời khuyên của “cò” Sơn, nay chỉ cần xây tường rào bao quanh là được. Nhờ mua bán đất trao tay, những chủ đất ở đây sẽ thu được một khoản tiền đáng kể, thay vì trồng cây lâu năm giá trị kinh tế không cao, mùa màng lại thất bát, giá cả không ổn định. Vậy là những nông dân chân còn lấm bùn bỗng chốc trở thành ông chủ sở hữu trong tay cả chục tỷ đồng.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo