xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Câu ếch, đặt trúm lươn mùa nước nổi

Theo TRẦN TRỌNG TRUNG (Vĩnh Long Online)

Hàng năm, cứ vào đầu mùa nước nổi, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về tràn vào đồng ruộng, đìa, bàu, kinh, rạch,… tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh sôi, nảy nở. Vào thời điểm này, người dân châu thổ ĐBSCL chuẩn bị “đồ nghề” để thả lưới, giăng câu, đặt lờ- lọp, đóng đáy,…

img

Câu ếch mùa lũ ở Thanh Bình (Đồng Tháp)
 
Câu ếch mùa nước nổi rất đơn giản, vừa tiện lợi vừa ít tốn kém, mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là sắm được đầy đủ dụng cụ để câu ếch: cái cần câu vót bằng tre, dây gân và lưỡi câu như cần câu cá nhưng ngắn, chỉ bằng 1/3. Mồi ếch được sử dụng thích hợp là: nhái con hoặc ốc, cá bằm nhuyễn…
 
Lúc trời mưa vào chập choạng tối, những người câu ếch đã chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, móc mồi vào lưỡi câu, đi dọc theo các bờ ruộng, ven vườn tìm nơi ếch thường trú ẩn để cắm câu… Sau vài giờ họ trở lại thăm câu, ếch đã dính cần câu trĩu nặng, người cắm câu chỉ cần gỡ bắt con ếch bỏ vào rọ, tiếp tục móc mồi mới, rồi ngồi chờ.
 
Anh Ba Tâm (xã Phú Đức, huyện Tam Nông) cho biết: “Tôi sắm 60 chiếc cần câu mỗi đêm kiếm cũng được 4- 5kg ếch, bán được hàng trăm ngàn đồng, đủ chi tiêu cho gia đình…” Anh Năm Hải (xã Hòa Bình, huyện Tam Nông) có 10 công ruộng. Anh sắm sẵn 100 cần câu. Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu xong, hai đứa con trai lớn đi cắm câu bắt ếch mỗi đêm.
 
Anh Hải cho biết: “… Mỗi đêm, thằng Sơn, thằng Hà bắt cũng được 5- 7kg ếch. Đêm nào trúng bắt được hơn 10kg ếch, bán trên 400.000đ”. Cháu Sơn ngồi kế bên tiếp lời: “Đi câu ếch thích lắm chú ơi. Có đêm trúng câu dính trên chục ký, con nào con nấy bự bằng bàn tay xòe, thấy phát mê! Ếch xào sả ớt, xào củ hành ăn ngon “bá chấy”, còn nhậu thì có ếch rang muối là nhứt xứ. Vậy mời chú ở nhà cháu ăn cơm và lai rai với ba cháu chơi…”
 
Không chỉ câu ếch, người dân Đồng Tháp Mười còn đi soi ếch! Người đi soi ếch mang theo giỏ, bao, đèn pha, nơm… Trời tối, người đi soi thường tìm tới những nơi có vũng nước đọng, hố lá, đìa, bàu… và có tiếng ếch kêu nhiều. Sau đó, tắt đèn ngồi rình. Những con ếch say sưa bắt cặp, người soi bước nhẹ nhàng đến mở đèn lên ra tay bắt từng cặp ếch bỏ vào giỏ. Nếu ếch lặn xuống hồ nước thì dùng nơm chụp. Chỉ cần soi vài giờ là bắt được 5- 7kg ếch, có đêm soi trúng cũng hơn 10kg ếch, vừa cải thiện bữa ăn, vừa kiếm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình!
 
Cùng với nghề câu ếch, soi ếch, nghề đặt trúm bắt lươn ở các huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười này cũng đang phát triển mạnh. Nhiều nông hộ ở đây nhờ nghề đặt trúm bắt lươn mà đã vượt qua cảnh khốn khó trong mùa nước nổi. Anh Lê Văn Tuấn (xã An Phong, huyện Thanh Bình) có 4 nhân khẩu hành nghề đặt trúm hơn 5 năm qua cho biết: “Từ ngày mùng 5/5 âm lịch đến nay, mỗi đêm tôi đặt hơn 50 ống trúm kiếm cũng được trên- dưới 3kg lươn. Đêm nào trúng thu hơn 5kg, bán trên 400.000đ!”
img
Vợ chồng anh Đường đặt trúm bắt lươn.
 
Đặt trúm bắt lươn hiện đang là một nghề chính để tạo việc làm và đem lại nguồn thu nhập chính cho vợ chồng anh Trần Văn Đường và chị Trần Thị Thừa (ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). Mỗi ngày, vào buổi xế trưa, vợ chồng họ thay phiên nhau đẩy xe dọc theo tuyến Quốc lộ 30 thuộc địa phận xã Tân Thạnh đến thị trấn Thanh Bình và xã Bình Thành hoặc đi dọc tuyến Đường tỉnh 843 thuộc các xã Tân Phú, Tân Mỹ... tìm nơi để đặt trúm... Đến 5- 8 giờ sáng hôm sau thi đi dỡ trúm. Mồi đặt lươn thường là trùn, cua, ốc chết, cá tép thối...
 
Với 80 ống trúm, bình quân mỗi ngày gia đình anh Đường kiếm được trên dưới 3kg lươn, bán cho những thương lái chở đi TP Cao Lãnh, TX Sa Đéc... Với giá 150.000 đ/kg lươn loại 1 và 120.000 đ/kg lươn loại 2, thu nhập từ 300.000- 500.000 đ/ngày.
 
Anh Đường vui vẻ nói: “Với nghề đặt trúm bắt lươn hàng năm, vợ chồng tôi kiếm được không dưới 10 triệu đồng, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình và nuôi con ăn học”. Chị Thừa- vợ anh Đường ngồi kế bên tiếp lời: “Đặt trúm mê lắm chú ơi! Mỗi lần dỡ trúng không dưới 7kg lươn, vừa cải thiện được bữa ăn vừa có tiền mua gạo, quần áo, sách vở cho các con tôi ăn học...”
 
Câu ếch, soi ếch, đặt trúm lươn… đang là nghề kiếm sống của nhiều hộ dân nghèo vùng quê Tam Nông, Thanh Bình (Đồng Tháp)… Khi đã rỗi công việc đồng áng thì nghề câu ếch, soi ếch, đặt trúm lươn… đã nuôi sống các hộ nghèo trong mùa nước nổi…
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo