xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chơi tranh Tết xưa và nay

Theo Hồng Dung (Nghệ An Online)

Nóí đến tranh Tết, trước hét phải nói đến tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ là loại tranh dân gian khá phổ biến treo trong mấy ngày Tết. Nghề vẽ tranh Ở đây là nghề cha truyền con nối, sung tập trung ở làng Hồ nên được gọi là tranh Đông Hồ.

Tranh được in từ những bản khắc bằng gỗ mít trên giấy dó với nhiều màu sắc tươi tắn, sống động như: ngân nhũ, phấn trắng, cánh kiến, cánh sen, đỏ, vàng, màu hoa lý, phấn hồng,...
 
Đã có một thời, cả ngày đêm, khắp làng Đông Hồ vang lên tiếng giã dó, giấy phơi khắp cánh đồng. Tranh in ra đến đâu bán hết đến đó. Từ nhà nông cho tới giới trí thức, nhà giàu đều thích có vài bức tranh treo trong nhà ngày Tết cho đẹp, mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn. Tranh Đông Hồ có tác động giáo dục, vừa xem vừa suy ngẫm. Những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng qua nhiều thế hệ như: đám cưới chuột, hứng dừa, lợn mẹ lợn con. . .
 
img
 
Đám cưới chuột.
 
Khác với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống cũng được in trên giấy dó nhưng chỉ màu đen là được in từ bản khắc sau đó nghệ nhân mới dùng màu nước tô vờn màu cho bức tranh nên tranh Hàng Trống có độ sâu, độ rung và uyển chuyển hơn.
 
Có rất nhiều mẫu tranh được ưa chuộng như: tranh tố nữ, cá vượt vũ môn, tranh bốn mùa, tranh ngũ hổ, cá chép hóa rồng,...
 
Tranh Kim Hoàng chủ yếu là tranh thờ, được in một bản giấy đen trên giấy dó sau đó mới được tô bột màu tươi tắn. Chính vì chỉ in trên giấy màu đỏ nên dòng tranh này được gọi là Kim Hoàng.
 
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, thú chơi tranh Tết dường như bị quên lãng. Chỉ những người thật sự yêu dòng tranh dân tộc này còn giữ cái thú của tranh.
 
Ngày nay khi đời sống đã khấm khá hơn, dân trí được nâng cao hơn thì cái thú chơi tranh ngày Tết lại bắt đầu trở lại. Một mùa xuân mới lại về, nhà nhà, người người đang chuẩn bị sửa sang nhà cửa đón Tết. Những tờ lịch mới đã được treo lên, nhiều người lo đi xin chữ, chọn tranh để treo. CÓ lẽ nhiều năm sau nữa cái thú chơi tranh ngày Tết tao nhã này vẫn còn tồn tại cùng với người Việt, dân tộc Việt.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo