xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện báo thù của loài bò tót ở Ninh Thuận

Theo Phúc Lập (NNVN)

Về Ninh Thuận, tôi được nghe khá nhiều những giai thoại về con K’vay, tên đồng bào Raglai gọi con bò tót.

Tôi không khỏi tiếc nuối khi nhân vật làm nên những giai thoại này đã bị giết hại đến 90%. Bây giờ, việc được nhìn thấy bò tót rừng khó vô cùng.

Chuyện K'vay trả thù

Biết tôi muốn đi Vườn quốc gia Phước Bình, anh bạn tôi ở TP Phan Rang cho biết: “Rất tiếc là tôi đang bận việc, không đưa ông đi được. Ông lấy xe máy của tôi tự đi vậy”. Khi tôi vừa nổ máy xe, anh dặn tiếp: “Đến ngã 3 quốc lộ 27 nhớ đổ đầy xăng, coi chừng hết xăng giữa đường thì chỉ có khóc, không dắt bộ nổi đâu”.

Con đường từ ngã 3 quốc lộ 27B đến xã Phước Bình dài 32 cây số. Mặc dù là đường nhựa, nhưng phần lớn là đèo, dốc, nhiều đoạn cua khuỷu tay khá nguy hiểm. Vì thế, mãi đến lúc mặt trời đứng bóng, tôi mới đến trụ sở Vườn quốc gia Phước Bình, sát bên cạnh là Hạt Kiểm lâm Bác Ái. Khu nhà nằm trên một triền đồi cao. Từ vị trí này, có thể bao quát một vùng rừng khá rộng trước mặt. Có lẽ đang giờ nghỉ trưa nên dạo hết các phòng ở Hạt Kiểm lâm mà không gặp ai, tôi đành quay ra hỏi thăm. Và thật may mắn khi người tôi hỏi thăm, tên Chamale Thu, người bản địa, là một cựu binh, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và khá rành chuyện bò tót.

Ông Chamale Thu kể: “Hồi còn kháng chiến, vùng này nhiều K’vay lắm. Đi vào rừng một hồi là thấy chúng. Nhiều đến mức có thể thấy chúng từ cách xa cả cây số, vì đàn cả trăm con, khi chúng di chuyển là nghe rầm rầm, nguyên đám cây rừng rung chuyển, xào xạc theo. Chỉ cần một cơn gió thôi là nghe mùi nước tiểu, mùi hôi nồng nặc. Một đàn bò có khi lên đến cả 5 - 7 chục con, chúng đi tới đâu là những cây rừng nhỏ rạp hết. Hồi tôi còn nhỏ, mấy tay thợ săn ai cũng có cây kèn motova làm từ sừng K’vay. Nhưng không phải bắn chúng vô tội vạ như sau này đâu, mà khi già làng cho phép mới vào rừng săn chúng. Sau đó về chia chung cả làng ăn. Hoặc con nào phá rẫy quá thì mới bắn hạ chúng. Vì chúng rất dữ, nếu không có kinh nghiệm, dễ bị chúng tấn công mất mạng nên làng cấm. Những toán thợ săn giỏi mới dám đối mặt với chúng”. Ngừng giây lát, ông kể tiếp: Cách đây khoảng 30 năm, người ta đổ xô vào phá rừng, săn thú. Riêng thịt K’vay bán tràn lan. Người từ các nơi tìm đến mua mật, sừng, da K'vay. Thế là đàn K'vay cứ ít dần”.

Tôi hỏi: “Thế còn chuyện con K’vay trả thù người đi săn, có không chú?”. Ông đáp: “Tôi nghe kể là người dân đi rừng, thấy một thợ săn chết trong rừng, trên người chẳng có giấy tờ tùy thân nên không biết ở đâu. Hồi đó việc liên lạc còn khó khăn chứ không phải như bây giờ nên người ta đào mộ chôn ngay tại đó. Mấy ngày sau, đi ngang ngôi mộ thì thấy nấm đất gần như bị san phẳng, cây cối đổ ngả nghiêng, xung quanh chi chít dấu chân K’vay. Người ta bảo do anh ta chuyên đi săn K’vay nên lúc chết bị trả thù. Chuyện này tôi không chứng kiến, chỉ nghe thôi”. Chamale Thu bảo, K’vay là loài thú không chỉ cực khỏe mà còn hung dữ không kém cọp. Khi bị tấn công, dù gục xuống rồi nhưng nếu còn sống nó sẽ còn phản kháng. Đây chính là lý do người dân bản địa xưa ít săn bắn nó và bị làng cấm.


Bò tót ở Rừng Phước Bình (Ảnh tư liệu kiểm lâm Bác Ái).

Bò tót ở Rừng Phước Bình (Ảnh tư liệu kiểm lâm Bác Ái).

Bên bờ tuyệt chủng

Chiều muộn, tôi quay ra gặp ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc Vườn quốc gia Phước Bình. Là người có mấy chục năm bám rừng, nghe tôi hỏi chuyện bò tót, ông nói giọng buồn buồn: “Hơn 20 năm trước, mỗi sáng đi tuần rừng đều thấy chi chít dấu chân bò. Thời đó bò tót chưa đưa vô "Sách đỏ", quản lý cũng còn lỏng lẻo nên thợ săn cứ bắn rồi đem ra cửa rừng xẻ thịt bán rẻ như cho. Đến khi Nhà nước làm căng, ráo riết bảo vệ, đàn bò tót không cò bị giết nữa, thì chỉ còn vài chục con”. Ông Vân bảo, bò tót là loài thú hung dữ nhưng chúng vẫn sợ con người. Dù mạnh đến dâu, dữ đến đâu, nhưng cứ ra khỏi rừng là bị con người diệt. Bò tót cũng như nhiều loài thú khác là kiếm ăn vào ban ngày, nhưng bây giờ chúng phải chuyển sang kiếm ăn vào ban đêm. Rừng nguyên sinh đúng nghĩa gần như không còn, đâu đâu cũng có dấu chân người, nên buộc chúng phải thay đổi tập tính.

Trong khi ở khu vực Ninh Thuận, bò tót bị tận diệt vì thợ săn thì ở khu vực rừng Đồng Phú, Bình Phước, đàn bò tót không chỉ từng bị săn bắn, mà số lượng cá thể ít ỏi còn lại bị thu hẹp đất sống. Con sông Mã Đà nằm giữa rừng Mã Đà, ngăn giữa huyện Đồng Phú, Bình Phước và huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, đang mùa mưa, dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn chảy. Anh Trần Đức Lý, người dẫn đường cho tôi, giải thích: “Hồi xưa tôi tắm trên con sông này hoài tôi biết, nước rất trong, dù có mưa lũ về hay không. Còn bây giờ cứ mưa xuống là nước có màu đỏ vậy đó. Theo tôi là do diện tích rừng già tự nhiên xưa đã bị khai tử, thay vào đó là cao su. Rừng cao su vốn không làm tốt chức năng giữ và ngăn rửa trôi đất, lại thường được làm vệ sinh, dọn cỏ, cày xới, khiến mỗi khi mưa xuống, phần đất mặt lại cuốn xuống sông”.

Bên cạnh việc thu hẹp diện tích rừng, con người cũng lấn sâu vào những khoảnh rừng đã được chuyển đổi thành đất làm kinh tế. Chính vì thế, ngôi nhà của bò tót đang bị con người chiếm dần. Một kiểm lâm viên ở Hạt Kiểm lâm Đồng Phú cho biết, xưa kia rừng Mã Đà liền khoảnh giữa Đồng Nai và Bình Phước, giữa 2 bên sông là một khu sinh cảnh rộng và đồng nhất. Bò tót cứ thế vượt sông Mã Đà qua lại. Còn bây giờ, rừng tự nhiên phía Bình Phước đã bị thay bằng cao su nên bò tót không dám vượt sông nữa. Đàn bò tót bị tách thành 2, sống giữa 2 tỉnh. Đúng như lời anh kiểm lâm viên nói, trong khi rừng bên bờ sông Mã Đà phía Đồng Nai nhìn bên ngoài còn khá thâm u, xanh đều, thì ngược lại, phía Bình Phước là ngút ngàn cao su, rừng tự nhiên chỉ còn lốm đốm da beo xen cao su. Những con đường khá rộng được mở luồn trong lô cao su, ra đến bờ sông để làm nhiệm vụ vận chuyển.

Anh nói: “Hồi xưa riêng địa bàn xã Tân Lợi có hơn 1.000 ha rừng tự nhiên, là nơi sinh sống của bò tót, nay rừng này đã được trồng cao su. Số rừng còn lại cũng bị chia nhỏ thành từng khoảnh xen vườn cao su nên bây giờ hiếm lắm mới thấy dấu chân bò tót”.

Những năm thập niên 70 thế kỷ trước, Việt Nam có trên 3.000 con bò tót phân bố đều ở cả 3 miền, nhưng nhiều nhất là các tỉnh miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nguyên. Nhưng sau 40 năm, đàn bò tót đã bị giết hại đến 90%, đến giữa thập niên 90 còn khoảng 500 con và hiện tại chỉ chừng 300 con, sống chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Phước. Các vùng khác chỉ còn những quần thể nhỏ vài con.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo