xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dân dã du lịch mùa nước nổi

Theo DU MIÊN (Hậu Giang Online)

Mùa nước nổi không chỉ là mùa để kiếm sống từ nguồn lợi thủy sản của người dân vùng sông nước mà còn là mùa du lịch hào hứng. Bắt chuột, chài lưới, giăng câu và những món ăn rất đỗi bình thường từ bông súng, bông điên điển, cá linh, cá rô non… vốn rất dân dã của miền quê cũng trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

img
Rừng tràm Trà Sư

Mùa nước nổi đến sớm với vùng thượng nguồn. An Giang và vùng Đồng Tháp Mười là những địa danh lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống dân dã. Mùa nước, Tràm Chim ở Tam Nông (Đồng Tháp), Láng Sen (Long An), Châu Đốc - Tịnh Biên - An Phú (An Giang) trắng xóa những con nước. Những cánh đồng biên giới bị nhấn chìm như một biển nước mênh mông…
 
Từ nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp lữ hành ở ĐBSCL và TPHCM đã khai thác mùa nước nổi tạo sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách trong và ngoài nước. Không ít du khách mê mẩn con nước lớn đã tự thiết kế tour theo sở thích riêng của mình, tìm đến những miền quê dân dã, hòa nhập với cộng đồng dân cư ở đây…
 
Thú vị nhất là đi chiếc tắc ráng lướt sóng băng băng trên đồng nước. Mùa khô, đây là những cánh đồng bạt ngàn, tươi tốt. Mùa nước nổi, con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về nhấn chìm cánh đồng và để lại phù sa sau khi nước rút đi. Hay ngồi trên chiếc xuồng ba lá theo cư dân bản địa giăng câu, giăng lưới bắt những lứa cá đầu tiên từ thượng nguồn theo con nước đổ về.
 
Cá linh non chỉ nhỏ hơn hai ngón tay, rửa sạch và thả vào chảo mỡ đang sôi chiên giòn. Cá non đến có thể nhai nguyên con, không cần bỏ xương. Cá linh non cũng thế. Để nguyên con chiên giòn ăn “rất bắt”.
 
Bông điên điển, bông súng mùa nước cũng ngon hơn. Điên điển vàng cả một góc trời. Bông súng nở trắng đồng. Chúng là loại thực phẩm sạch, sinh sôi nẩy nở và tàn đi theo con nước. Vì thế, đến mùa nước nổi, người ta tranh thủ khai thác và chế biến nhiều món ăn.
 
Điên điển và bông súng bóp xổi đều ngon. Cách làm đơn giản như trộn salad nhưng điên điển và bông súng bóp xổi lại có vị khác lạ, không tạo cảm giác ngán. Bông súng giòn, bóp xổi nhai rôm rốp. Ăn chung với cá linh hoặc cá rô non chiên giòn thì không lẫn vào đâu được. Món ngon, đắt đỏ cỡ nào vẫn không bằng món ăn dân dã này. Chỉ mới nhắc đến thôi, những người xa quê lên tận Sài Gòn đi khắp năm châu vẫn đau đáu nhớ về quê mình mùa nước nổi…
 
Đến Châu Đốc (An Giang), khách có thể thuê xuồng ngược lên cánh đồng biên giới hoặc đi dọc theo kinh Vĩnh Tế. Theo tuyến này, khách dễ dàng bắt gặp nhưng ghe lưới, ghe câu của người dân bản địa. Người miền quê vốn chân chất nên khách dễ bắt chuyện làm quen. Sau những câu chào hỏi không cần miếng trầu, tách trà, khách và chủ như đã thân nhau tư thuở nào.
 
Hòa mình vào cuộc sống dân dã bắt ốc, giăng lưới dù chỉ một ngày hay một buổi, khách đã trải nghiệm được cuộc sống bình dị nhưng rất đỗi thâm tình. Chủ mời khách về lại ngôi nhà sàn trên sông. Ngồi trên sàn nhâm nhi tách trà, ly rượu và trò chuyện. Chiều tà, nhấm chút rượu với những món ăn dân dã vừa khai thác được, câu chuyện có thể kéo dài đến tận khuya.
 
Mùa nước nổi cũng là thời điểm thú vị để tham quan Tràm Chim (Đồng Tháp) và rừng tràm Trà Sư (An Giang). Con nước dường như ngập cả khu rừng, nuôi giữ những đàn cá, tạo nguồn thức ăn cho các loại chim, cò. Đi xuồng ba lá, vỏ lãi dạo trong rừng, du khách có cuộc trải nghiệm đúng nghĩa về với thiên nhiên thuần khiết.
 
Mùa này, chim chóc dường như phát triển nhiều hơn. Chúng bay thành từng đàn lớn xà xuống chân rừng tìm thức ăn. Đó là thời khắc để khách săn những bức ảnh hoang dã, ghi lại những khoảnh khắc hiếm hoi đối với cuộc sống chốn thị thành.
 
Đến rừng tràm Trà Sư, khách khó tìm được nước mặc dù là mùa nước nổi. Những vạt bèo xanh non mơn mởn đã che kín cả mặt nước, bao quanh chân những cây tràm. Nước rộng đến đâu, bèo sinh sôi nẩy nở và lan rộng đến đó. Chèo xuồng dưới tán rừng, khách có cảm giác như đang lướt nhẹ trên mặt bèo.
 
Khám phá mùa nước nổi ở vùng thượng nguồn, khách không phải tốn nhiều thời gian. Chỉ hai ngày cuối tuần vẫn có thể trải nghiệm một cuộc sống dân dã, đời thường để quên đi những bộn bề, vội vã của môi trường làm việc công nghiệp. Đầu tiên, khách cần chọn điểm đến và bố trí thời gian hợp lý.
 
Những hoạt động tham quan gắn với công việc của cư dân bản địa để được hướng dẫn, trải nghiệm. Sau những giờ lao động trên mặt nước là bữa ăn đậm chất nông thôn, mâm cơm là những món ăn bình dị nhưng luôn để lại ấn tượng đẹp sau mỗi chuyến đi. Nếu đi tự túc, khách nên chọn những điểm đến có người quen biết; hoặc trong đoàn có người nhiều kinh nghiệm về sông nước và giỏi công tác “dân vận” để tạo thuận lợi cho chuyến đi.
 
Du lịch mùa nước nổi cũng rất nguy hiểm đối với trẻ con, người không biết bơi. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là chuẩn bị sẵn áo phao. Một khi đã bước lên tắc ráng, xuồng ba lá thì mặc ngay áo phao vào. Phòng tránh vẫn là biện pháp tốt nhất để có chuyến đi an toàn, vui vẻ và nhiều kỷ niệm. Đối với khách mới đi lần đầu, tốt nhất nên liên hệ với doanh nghiệp lữ hành để có được chuyến đi trọn vẹn và không mất nhiều thời gian…
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo