xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dân dã món ngon “xứ nẫu”

Theo THÙY THẢO (Phú Yên Online)

Du khách đến Phú Yên không chỉ đơn thuần tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, níu giữ họ còn có những món ăn mang đậm hương vị “xứ nẫu”. Từ những món bình dị dân dã qua bàn tay tài hoa của đầu bếp như được tô điểm thêm diện mạo mới, cùng cái chất “thật thà chân chất” của con người nơi đây đã tạo ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.

Giản dị các món bánh truyền thống 
 
Với phương châm lấy “chân” và “chất” làm nền tảng, phong cách mộc mạc và thân thiện để phục vụ đã đem đến cho thực khách tất cả những tinh túy về món ăn đất Phú.
 
Những món bánh dân dã truyền thống của người dân quê trong những bữa giỗ chạp, đám tiệc hay bữa ăn sáng, ăn vặt thường ngày trở nên gần gũi, ăn một lần muốn ăn mãi.
 
Bánh Xèo
img
 
Ảnh: N.LÊ
 
Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực, có cả trứng gà nếu thực khách có yêu cầu. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho dầu thực vật, nước bột gạo tráng đều, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ. Bánh mới vớt ra vừa giòn, vừa nóng, có vị thơm của bột gạo, ngòn ngọt của giá đỗ và đậm đà hải sản biển. Người Phú Yên ăn bánh xèo không dùng lá cải hay xà lách cuốn lại như người miền Nam, mà bánh xèo được cho lên dĩa (chén) ăn kèm với rau sống các loại. Người địa phương dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon.
 
Nước mắm để chấm là bí quyết của các nhà quán. Có 2 loại, mắm đục và mắm trong. Mắm đục được chế biến từ mắm nêm, bỏ đi phần xác cá, cho thêm đường, bột ngọt nấu keo lại, dằm thêm tí tỏi và ớt xiêm tạo nên món mắm đục đậm đà, hấp dẫn.
 
Bánh tráng thịt heo luộc
img
Ảnh: N.LÊ
 
Bánh tráng Phú Yên - thịt heo luộc cũng là món đặc sản. Đặc sản không phải vì bánh tráng mà vì cách ăn, vì những thứ ăn ghém rất bình dân nhưng ngon tuyệt. Rau sống tươi xanh, cà chua, dưa leo, bánh nướng (bánh tráng chín) thơm lừng cùng thịt heo 3 rọi thái mỏng. Bánh tráng nhúng dẻo thơm mùi nắng cuốn thành từng cuốn nhỏ rồi chấm nước mắm “rin”, dằm trái ớt hiểm thì ôi thật là… tuyệt.
 
Trước đây, khi bàu Súng Hòa Đa (nơi có làng bánh tráng nổi tiếng) còn ăn gỏi cá diếc sống (nay chỉ ăn chín vì sán lá gan), dân gian có thơ rằng: Cá diếc bàu Súng rất ngon/ Ăn rồi còn nhớ những con sau này/ Thịt heo luộc thật khéo tay/ Bánh tráng chín dẻo mấy ngày cũng ăn.
 
Bánh canh
 
img
 
Ảnh: N.LÊ
 
Bánh canh ở Phú Yên có hai loại làm từ bột gạo và bột lọc. Món ăn vặt này trở nên hấp dẫn nhờ cách nấu nước dùng và nhân ăn kèm chả cá hoặc cá thu dằm, lá hẹ xắt nhỏ nêm lên vừa tạo màu xanh, vừa tạo mùi thơm rất hấp dẫn cho một bữa ăn sáng hay ăn giữa buổi, ăn khuya...
 
Ngoài ra, ở đây còn nhiều loại bánh làm từ bột gạo, bột nếp rất thơm ngon và đậm đà hương vị. Chúng đi ra từ bếp của các mẹ, các chị rất đỗi dân dã, nhưng cũng công thức ấy, cách làm ấy các hàng quán ở thành phố chỉ cần thêm chút thẩm mỹ trong trình bày là có thể mê hoặc du khách bốn phương.
 
Đậm đà phong vị biển 
 
Khách du lịch đến Phú Yên không thể không thưởng thức những loại hải sản đặc trưng mà một khi đã đến đây cũng phải trầm trồ khen ngợi.
 
img
 
Hàu, sò huyết Ô Loan. Ảnh: T.THẢO
 
Đặc sản nổi tiếng của đầm là sò huyết, cua, ghẹ, hàu. Dưới thời nhà Nguyễn, sò huyết Ô Loan là món “hải vị” được tiến vua. Còn hàu Ô Loan thịt rất ngon. Xưa, thi sĩ Tản Đà vốn sành ăn và đã liệt hàu Ô Loan vào những món ăn ngon nhất của Việt Nam. Ngày nay, hải sản Ô Loan có mặt ở khắp các nhà hàng lớn dọc dải miền Trung.
 
Tuyệt nhất vẫn là sò huyết nướng. Trên bếp than hồng, những chú sò chắc mẩm đến khi nước từ miệng sò tươm ra, tách đôi lớp vỏ cứng, bên trong thịt sò màu hồng tươi chen lẫn màu sẫm và màu gạch vàng là dùng được. Món sò nướng có vị ngọt thơm, béo béo ở đầu lưỡi, sau đó ngấm dần xuống tận cổ. Hay cách ăn sống bằng cách tái chanh chấm với mù-tạt hoặc ướp nước đá rồi chấm với muối tiêu chanh nhâm nhi với chén rượu Quán Đế hay lon bia Tuy Hòa thì ấm áp hương vị quê nhà.
 
Cá ngừ đại dương
 
Đến Phú Yên, món cá ngừ đại dương tươi roi rói không thể thiếu trên bàn ăn của thực khách. Dường như tại vùng này mới có cá ngừ tươi nguyên để làm món gỏi cá ngừ. Cá được thái lát mỏng rồi ướp đá. Sau đó, người ta gói cá trong lá cải xanh chấm với mù tạt ăn kèm thêm rau húng, chuối chát, lạc rang thật là tuyệt cú mèo.
 
Gỏi sứa
 
Vùng biển của Phú Yên vào mùa từ tháng 3 đến tháng 9 có nhiều sứa (bọt biển). Sứa chế biến thành gỏi ăn sống hoặc lẫu là món ăn lành tính, bổ dưỡng. Gỏi sứa và bún sứa là hai món đặc sản và phổ biến, nhiều khách du lịch đến Phú Yên đều muốn thưởng thức món đặc sản này, vừa rẻ tiền vừa rất ngon miệng.
 
Và rồi tôm hùm, cá mú, ốc nhảy, ốc hương, ốc vú nàng, cua, ghẹ… chỉ cần hấp, luộc, rang muối lên chấm cùng muối ớt chanh đường, nhắm thêm chút nước “cay nồng” và tận hưởng những làn gió biển thổi vào thì thật là…
 
Đó chỉ là lược qua những món truyền thống, khá quen thuộc với khách du lịch, chứ mỗi vùng miền Phú Yên đều có những đặc sản mang phong vị riêng. Đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi không thể không kể đến rượu chóe, canh bồi lá sắn, thịt bò khô “một nắng hai sương” chấm muối kiến vàng lá teng leng (một loại lá rừng vị đắng, lành tính) cũng hấp dẫn du khách bốn phương không kém.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo