xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đền Tân Ninh và cây sữa cổ thụ

Theo Đồng Ngọc Dưỡng (Bắc Giang Online)

Ở trung tâm TP Bắc Giang sát bờ bắc sông Thương có một ngôi đền cổ kính. Nơi đây sông nước hữu tình, trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Đó là cảnh quan di tích đền Tân Ninh, phường Trần Phú, TP Bắc Giang.

img
Đền Tân Ninh.

Vốn là ngôi đền cổ nay đã được tu sửa lại thêm khang trang. Dấu tích của ngôi đền cổ thể hiện ở các tài liệu, hiện vật trong đền, như văn cúng, văn tế về người được thờ, hệ thống tượng thờ, các đồ thờ tự bằng gỗ như hương án, khay thờ, đài thờ, dấu tích nền móng, các mẩu gạch, ngói cổ và các cây cổ thụ trong di tích…
 
Đặc biệt là các hiện vật bằng đá như chó đá, cao khoảng 40cm, cổ đeo vòng có chuông,  6 khối đá xanh hình chữ nhật kê ở bậu cửa kích thước 40cm x 30cm x 20cm. Trong khuôn viên của di tích còn bảo lưu được cây sữa cổ thụ có đến hơn trăm năm tuổi.
 
Từ lâu cây sữa đã trở thành cây thiêng trong di tích, xung quanh cây sữa còn có rất nhiều câu chuyện dân gian huyền bí ly kỳ. Cây cao khoảng 50m, thân xù xì, toàn thân lại được bao bọc chặt bởi một loài cây leo tầm gửi tạo thành một lớp mắt lưới bảo vệ cây.
 
Điều kỳ diệu tán lá của cây được xòe rộng đều như hình nan quạt có nhiều tầng lớp đan xen của cành lá cây sữa và cành lá cây tầm gửi. Gần đỉnh ngọn cây, các tán lá cành cây khéo tạo hóa đan bắt vào nhau làm thành một lỗ hổng hình tròn rộng khoảng 1m mà người dân địa phương vẫn gọi đó là "cổng trời" cũng có người quen gọi đó là "cây cổng trời".
 
Dưới gần gốc cây thật lạ kỳ lại trồi ra một ụ màu trắng ngà trên đỉnh ụ có cả nhũ hoa trông giống như "gò bồng đào" mà dân gian vẫn gọi đó là bầu sữa mẹ. 
 
Đền Tân Ninh hiện nay đã được tu sửa lại gồm các hạng mục công trình: Cổng đền, khuôn viên sân vườn và khu đền chính. Tất cả tọa lạc trên khu đất rộng khoảng trên 1000m2 nhìn ra sông Thương. Đền Tân Ninh vốn là nơi thờ những nhân vật lịch sử thời Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các binh tướng nhà Trần có nhiều công lao với dân tộc.
 
Rất tiếc do thời gian và chiến tranh nên sắc phong và thần tích về người được thờ ở đền nay không còn lưu giữ được. Nhưng nhà đền còn lưu giữ được nội dung văn cúng, văn tế và trong tâm thức cũng như nét văn hóa dân gian truyền thống của người dân địa phương thì không bao giờ mất.
 
Hàng năm vào ngày 20-8 nhân dân địa phương vẫn mở hội ôn lại sự tích và công trạng của Hưng Đạo Vương. Đúng như nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam truyền lại: Tháng Tám giỗ Cha/ tháng Ba giỗ Mẹ. Hiện trong đền còn ngai thờ bài vị và tượng thờ Trần Hưng Đạo.
 
Bên cạnh đó đền Tân Ninh còn tôn thờ Quan Lớn Đệ Tam (Quan Tam Phủ) theo tín ngưỡng Tứ Phủ. Phải chăng khi tuần thú sông Thương, ngài đã có công giúp đỡ dân thôn bản hạt ở đây được no ấm, ghi ơn ấy mà nhân dân địa phương đã xây đền phụng tôn thờ ngài mãi mãi.
 
Theo dòng chảy của lịch sử, các tầng lớp văn hóa dân gian được phủ lên các nhân vật lịch sử có công với dân tộc cũng không ngoài mục đích tôn vinh và ghi nhớ công trạng của thế hệ cha ông đi trước. Theo thông lệ hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng Giêng và ngày 20-8 Âm lịch, nhân dân khắp nơi lại về lễ Thánh dự hội và tham gia các trò chơi dân gian theo phong tục sự lệ truyền thống của địa phương.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo