xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi “chợ ghiền” ở Cái Mơn

Theo HOÀNG MINH (Vĩnh Long Online)

Trồng hoa kiểng, chăm sóc rồi thu hoạch mang chợ bán là chuyện thường ngày của nông dân Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre). Còn chúng tôi, gần đến tết được về đây như đi “chợ ghiền”.

img

Hoa chuẩn bị vô giỏ chờ ra chợ tết.

Lo toan nghiệp hoa kiểng

Quốc lộ 57- con đường dẫn về làng hoa kiểng Cái Mơn thời điểm này tấp nập trên bến dưới thuyền. Khắp các ruộng hoa bây giờ phủ một màu xanh bạt ngàn. Cúc mâm xôi đã lên giàn, mai đã vào giỏ, hoa hồng hé nhuỵ chào xuân.

Dọc các bến sông, xe tải nối đuôi chờ “ăn hàng” góp mùi hương tết khắp nơi nơi. Nhưng thú vị nhất có lẽ là những “nhà kiểng bất đắc dĩ” do những nhà vườn che tạm bợ tiện việc mua bán. Hoa giỏ có lẽ đang được ưa chuộng nên “nhà kiểng” nào cũng treo đầy ắp.

Trên con đường về các ấp Vĩnh Bắc, Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Thành, chúng ta dễ dàng nhận thấy các vườn hoa kiểng cứ nối tiếp nhau như một dấu nối đầy màu sắc. Theo một số người, trước đây, dọc hai bên đường này hầu hết là dân nghèo, ít đất, phải làm thuê kiếm sống. Nhưng bây giờ đã có nhiều thay đổi…

Trong “đa sắc” hoa kiểng thì mai vàng chiếm khoảng 40%. Nhiều vườn mai được đầu tư quy mô đến vài ngàn cây kiểng cổ, bon sai… Bên cạnh, kiểng tắc trái xum xuê, những năm gần đây đã trở thành biểu tượng mới của ngày tết.

Người dân ở đây “sống nghề kiểng” nên từ chuyện học hành của con cái đến sắm cái quần, cái áo hay vật dụng trong nhà cũng nhờ hoa kiểng. Nhưng cũng “hổng gì mệt bằng nghề hoa kiểng” như lý giải của anh Nguyễn Văn Vàng (ấp Vĩnh Phú- xã Vĩnh Thành), “nào chuyện phân bón, chuyện chậu, giỏ tăng giá; rồi chuyện giống, chuyện chăm sóc mai ra bông sớm- muộn,…”

Có năm thị trường hút “đồ lá” (hoa dành chưng mấy ngày tết), có năm chuộng hàng kiểng cổ nên “có năm trúng lớn, có năm chở đem đổ không kịp”. “Tết năm ngoái, trong khi nhà vườn trồng mai “chết đứng”, tui thắng đậm do tầm được giống “mai lạ” ở tuốt Bình Định ra bông 7- 8 cánh, thương lái đến từ Vĩnh Long, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh cũng đến đặt hàng bán không kịp”.

“Thắng kiểng” như anh Vàng ở “xứ kiểng” này không hiếm. Nhưng khi chưa “giở hộp” thì người trồng hoa kiểng vẫn bộn bề lo toan, nhất là “trông trời” trước khi “xuất hành” đem kiểng ra ngồi chợ.

Chú Dương Văn Huyền- Chủ nhiệm Hợp tác xã Cây giống và hoa kiểng Cái Mơn (xã Vĩnh Chinh- Chợ Lách- Bến Tre) cho biết, may rủi hoa kiểng giờ lớn lắm nên trước khi trồng phải coi “sức khỏe” thị trường. Nhưng “nghiệp kiểng” thì khó lòng bỏ được, “như tui trồng hoa kiểng từ khi còn nhỏ xíu đến nay tóc bạc trắng đầu vẫn theo nghề”.

Còn theo chia sẻ của nhiều người khác thì làm hoa kiểng may rủi không thua làm ruộng, nuôi cá. Vì vậy, để bớt rủi ro người làng hoa không khư khư kiểng mai vàng truyền thống mà đã “đá” sang kiểng như hạnh, quýt, kiểng thú, công trình; cả kiểng mận, kiểng ổi… để khi lỡ ế thì đem về dưỡng, chăm sóc, năm sau bán cũng được!

Đem “sở thú” vào vườn kiểng

Trên đường về ấp Phú Long (xã Hưng Khánh Trung B), chúng tôi bỗng giật mình với vườn kiểng thú của chú Nguyễn Văn Công (Năm Công). Bởi, “nghe tiếng đã lâu, giờ mới tận mắt” một “sở thú” cây kiểng do một tay chú Năm thiết kế.

Hàng chục nhân công lúi húi làm không ngớt tay. Chú Năm cũng bận túi bụi từ sáng sớm đến tối mịt để kịp giao hàng cho khách dịp tết này. Hàng chục cặp kiểng hình cây đờn mà chú Năm và nhóm thợ vừa làm xong đang chuẩn bị giao cho khách ở Bạc Liêu.

Cạnh đó, là kiểng hình bác voi đang quơ vòi hùng dũng xung trận. Rồi đàn nai ngơ ngác, 2 chú hươu thò cổ cao khỏi bờ rào… Tất cả đã được đặt mua, chỉ vài ngày nữa là có người đến chở.


	Chú Năm Công đang tất bật công việc chuẩn bị tết sắp tới.

Chú Năm Công đang tất bật công việc chuẩn bị tết sắp tới.

Thế mạnh của chú Năm là làm kiểng thú 12 con giáp, trong đó cầm tinh năm con nào thì tập trung làm con đó nhiều nhất. Công việc bận rộn nhất tại vườn kiểng lúc này là chú Năm cùng hàng chục nhân công khác đang dồn sức làm hàng trăm kiểng hình ngựa để cung cấp cho khách hàng trong dịp Tết Giáp Ngọ sắp tới.

Hiện cặp kiểng ngựa nhỏ, cao 1m, dài 2m, giá trên 3 triệu đồng; cao 1,5m, dài 3m giá hơn 5 triệu đồng; những cặp lớn hơn có giá từ 7- 10 triệu đồng…

Qua trò chuyện, chúng tôi còn bất ngờ khi biết trong năm vừa qua, chú Năm đã xuất khẩu 3 container kiểng thú sang Singapore, trị giá vài trăm triệu đồng. Hiện còn có đơn đặt hàng 500 kiểng thú sang Úc, trị giá hơn 100 triệu đồng. Nhờ vậy mà tên tuổi cơ sở này nức tiếng gần xa. Người dân còn đặt cho ông năm “vua kiểng thú miệt vườn” vì chú Năm là người tiên phong làm kiểng thú 12 con giáp.

Việc xuất khẩu kiểng thú mở ra cơ hội lớn không chỉ cho cơ sở Năm Công mà còn là cơ hội cho khu vực sản xuất hoa kiểng lớn nhất Bến Tre này. Tuy nhiên, để có một mùa hoa xuân rực rỡ, là biết bao công sức, suy tư và cả cố gắng nhà vườn. Còn chúng tôi thì ghiền về đây mỗi khi tết đến!

Để tạo sự phong phú một số loại cây có dáng đẹp như mận, ổi, sơ ri, vú sữa... đã được nhà vườn sử dụng làm kiểng. Hướng chuyển đổi này tạo ra sản phẩm độc đáo thay thế những loại hoa kiểng truyền thống đang tiêu thụ chậm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo