xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học thiền ở Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Theo Nguyễn Hưởng (Bắc Giang Online)

Từ sau lễ đặt đá, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đều đặn sáng mõ, chiều chuông. Dù công trình chưa hoàn thành nhưng đã có hàng nghìn lượt người xa gần đến đây tu thiền, học đạo, tạo nét văn hóa tâm linh.

img
Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng thu hút nhiều người tham gia học thiền.

Trút bỏ ưu phiền

Nắng hanh hao trên dải núi Nham Biền, bốn bề mênh mang lúa vàng rực rỡ, hàng thông dẫn lên chốn Thiền vươn mình điểm những chồi xanh. Lưng chừng núi, đại công trường ngổn ngang những cột gỗ, đường vân thớ đá tạo nên dáng vóc của Phật đường trong tương lai không xa.

Thiền đường ở đây được dựng tạm bằng tôn rộng hơn 200 m2, là nơi để các phật tử "nung kinh, nấu kệ”. Đại đức Thích Giác Định, Phó Trụ trì Thiền viện cho biết: "Dù xây dựng chưa xong nhưng cửa Thiền luôn rộng mở cho phật tử thập phương có tâm dưỡng đạo. Gần hai năm nay, khi mặt trời khuất núi, chuông chùa đổ một hồi dài ngân theo gió cũng là lúc hàng trăm người dân quanh vùng gồm cả nam, nữ, lão, ấu ngồi khoanh chân ngay ngắn tham thiền học đạo. Đặc biệt, vào các ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, Thiền viện tiếp đón từ 400 đến 500 phật tử ở nhiều tỉnh, thành phố đến tập làm cư sĩ và học thiền”.

Tập thiền được hơn một năm nay, cư sĩ Nguyễn Thị Ngát, hiệu là Diệu Hương (28 tuổi) ở Hà Nội đang làm tập sự xuất gia tại Thiền viện cho biết: "Do chuyện gia đình gặp phiền muộn khiến tôi suy nghĩ nhiều, bị đau đầu, mất ngủ triền miên. Cảm giác lúc nào cũng mệt mỏi, sầu não, bất an và hay cáu giận, thậm chí thấy bế tắc muốn quên sinh. Được người thân giới thiệu, tôi tìm đến đây xin thầy truyền dạy phương pháp thiền. Sau hai tháng, bệnh tình chuyển biến tích cực, nay đã hết đau đầu, mất ngủ, tinh thần lạc quan và có thêm nghị lực sống”.

img
Buổi học tọa thiền của học sinh huyện Yên Dũng.

Cũng theo học thiền được hơn một năm, cô giáo Nguyễn Thị Ngân (53 tuổi), Trường THPT Yên Dũng số 1 không chỉ tạo cho mình thói quen học thiền mà còn cảm hóa nhiều thành viên trong gia đình cùng tham gia… Trong mỗi bài giảng trên lớp, cô thường hướng học sinh theo những tư tưởng nhân văn, cao đẹp của đạo Phật.

Cô Ngân cho biết: "Nhiều lúc gặp khó khăn, nhờ có thiền mà tôi lấy lại tinh thần, mang lại thăng bằng trong cuộc sống, tích cực lao động, học tập”. Ngoài học thiền, phật tử đến Thiền viện có thể lao động công quả như trồng rau, tưới cây, dọn dẹp công trường… Đó cũng là cách để rèn luyện sức khỏe và quên mọi sầu lo. Hơn nữa, ở đây khí hậu trong lành, cảnh vật thanh tịnh làm cho con người cảm thấy thoải mái và tĩnh tâm.

"Thiền như khơi trong dòng nước”

Đó là cách ví von mà Đại đức Thích Giác Định chia sẻ về ý nghĩa của học thiền. Thầy bảo: "Cảnh duyên bên ngoài vốn rất ồn ào, nó giống như một thác nước đang chảy siết, khó tránh khỏi những vẩn đục. Cuộc sống của mỗi người là một guồng xoáy với bộn bề lo toan, tính toán, thậm chí có cả sự bon chen, đố kỵ khiến chúng ta căng thẳng, bất an. Đó có thể là những ham muốn vô thường mà con người cứ mãi tìm cách đuổi bắt, nếu không được sẽ sinh ra đau khổ.

Để cho tâm mình được tĩnh tại, gạt bỏ những ưu phiền và điều hòa cảm xúc, nhà Phật có phương pháp thiền định. Đây được xem là cách để khơi trong "dòng nước” trong tâm hồn mỗi người. Nó giúp ta lấy lại trạng thái cân bằng, tiếp thêm năng lượng và nghị lực sống”. Đại đức cho biết thêm, hiện có nhiều trường phái thiền khác nhau với những phương pháp riêng nhưng tựu trung lại đều có mục đích làm cho tâm tĩnh tại, lòng dạ ngay thẳng, tự tại an nhiên và dịu bớt căng thẳng trong mọi hoàn cảnh...

Học thiền không phải là chuyện một sớm một chiều mà đòi hỏi tính kiên nhẫn. Người mới thiền sẽ gặp những khó khăn như đau chân, đau lưng và rất khó định tâm vì bị ngoại cảnh chi phối. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ mất dần nếu tập luyện thường xuyên.


 
Ở Thiền viện này, các bài thiền được truyền dạy theo lối của Trúc Lâm chính pháp do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng tạo. Theo đó, phải trải qua ba bước để đạt như ý muốn, gồm: "Trụ” (tư thế ngồi); "Nhập” (ứng dụng phương pháp tu) và "Xuất” (xả phương pháp tu). Để hiểu cặn kẽ từng bài tập, phật tử được hướng dẫn tỷ mỷ qua từng bước. Trong đó, điều quan trọng nhất của tọa thiền là "Nhập” tức là định được tâm, tự mình gạt bỏ mọi ý niệm thực tại để tạm thoát ra khỏi những vướng bận trần tục.

Người nào có duyên và cố gắng thì thiền sẽ nhanh đạt hiệu quả. Hơn nữa, học thiền không phải là chuyện một sớm một chiều mà đòi hỏi tính kiên nhẫn. Người mới thiền sẽ gặp những khó khăn nhất định như đau chân, đau lưng và rất khó định tâm vì bị ngoại cảnh chi phối, cảm giác này sẽ mất dần nếu được tập luyện thường xuyên.

Khi đã biết phương pháp, mỗi người có thể thiền tại gia hay bất cứ thời gian, địa điểm nào phù hợp. Thông thường, nhiều người chọn thiền vào sáng sớm hoặc buổi tối ở những nơi yên tĩnh...

Hiện nay, Thiền viện đã và đang hoàn thiện một số hạng mục như cổng tam quan, nhà chuông, lầu trống. Ngôi chính điện sẽ được xây dựng trong nay mai, khi đó sẽ đáp ứng những nhu cầu tốt hơn cho phật tử các nơi đến tu tâm, dưỡng đạo.
 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo