xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiếm "bộn" nhờ nuôi tép

Theo TRỌNG ÂN (An Giang Online)

Nông dân Huỳnh Chấn Kim (khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên, An Giang) tổ chức thử nghiệm “nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa” năm đầu tiên đạt hiệu quả kinh tế khá tốt. Cùng lúc, anh còn trồng bông súng và thả thêm cua, tạo nguồn thu nhập đa canh kết hợp, trở thành mô hình sản xuất độc đáo ở khu vực các xã, phường ngoại thành Long Xuyên.

img
Trang trại nuôi trồng thủy sản.
 
Hội viên, nông dân ở phường Mỹ Hòa, Huỳnh Chấn Kim đã “hốt bạc” trong mùa nước nổi năm nay từ việc chuyển đổi “cây trồng và vật nuôi”. Bởi lẽ, anh luôn nhanh nhạy với các mô hình mới, chịu khó học hỏi, dày công thử nghiệm để rút ra cách làm cho riêng mình.
 
Trên 10 công đất nằm giữa cánh đồng Lung Mây (khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa), Huỳnh Chấn Kim “nổi tiếng” với việc sản xuất ếch và ba ba giống, thịt; thậm chí còn nuôi tôm càng xanh theo từng mùa vụ. Hôm đến thăm trang trại, anh kể, miếng đất bố trí làm nhiều vuông, trong đó có vuông khoảng 5 công dành trồng bông súng và mã đề để thả cá trắng được hơn 4 – 5 năm.
 
Thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ bông súng chậm, anh mới nhổ bỏ dần dần… và dự tính bày chuyện khác. “Đột nhiên, vuông cá tra kế bên thu hoạch, người ta bơm nước ra và hứng tép bán. Thấy tép mang trứng nhiều, tôi mới mua 3 kg (50.000đ/kg) thả thử…” – anh Huỳnh Chấn Kim nói. 

Với kinh nghiệm có sẵn, anh cho tép ăn bằng thức ăn viên công nghiệp và thỉnh thoảng pha trộn ốc bươu vàng xay nhuyễn. “Tỉ lệ hao hụt không đáng bao nhiêu. Bắt đầu một tuần lễ, quen dần với môi trường nước, mỗi lần thả thức ăn xuống, tép nổi lên thấy ham. Mà, mau lớn nữa…” – Huỳnh Chấn Kim hồ hởi.
 
Dựa vào môi trường tự nhiên, thấy bông súng và mã đề là 2 loại thủy sinh thích hợp trên mặt ruộng, anh quyết định giữ lại để cho con tép có nơi trú ẩn, vừa khỏi chất chà tốn thêm chi phí. Kết quả thu hoạch lần đầu tiên thật bất ngờ. “Đêm đầu tiên, tôi đặt lọp được khoảng 5kg, rồi thả vô vỏ lưới cước, sáng lại vớt lên đem bán được cỡ 4kg, do tép nhỏ lọt lưới ra ngoài ruộng. Giá thời điểm đầu tháng 7, bán được 100.000đ/kg. Quá đã” – anh cười khoái chí.

Mỗi ngày thu vô cỡ 400.000 đồng, thấy ham quá, anh đều chở lọp đi đặt. Sau thời gian chừng 15 ngày, sản lượng tép lớn bắt được có phần sụt giảm. “Mình bắt riết, hình như con tép lớn không kịp. Thấy vậy, tôi ngưng lại khoảng một tuần lễ, sau đó mới đặt lọp tiếp tục nhưng bắt ít hơn” – Huỳnh Chấn Kim giải thích.
 
Gầy dựng mô hình hồi cuối tháng 6 vừa rồi, anh bắt đầu thả tép giống, bước sang giữa tháng 7 đến nay, mỗi ngày anh thu hoạch từ 2kg – 3kg tép thịt, bán ở chợ quê giá dao động khoảng 80.000đ/kg – 100.000đ/kg.
 
Chúng tôi hỏi, anh có tham khảo tài liệu hay học hỏi ở đâu mà áp dụng được như vậy. Anh Kim mau mắn cho biết: “Con tép đồng (tép rong) ở môi trường thiên nhiên đẻ nhiều, trưởng thành rất nhanh, phát triển tốt. Dựa vào kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, tôi liền ứng dụng thử nuôi tép đồng”. Vả lại, vuông ruộng của anh là “mặt bằng” sẵn có, nào là trồng bông súng, mã đề… trông rất tự nhiên thích hợp với sự sinh trưởng của tép đồng. 
 
img
Tận dụng ốc bươu vàng làm thức ăn
 
Tuy mới nuôi tép trên chân ruộng lần đầu tiên, nhưng qua tiếp cận  cận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhiều năm, nông dân Huỳnh Chấn Kim sớm rút ra được hiệu quả mô hình. “Trên vuông 5 công đất nuôi tép, tôi còn thả thêm cua đồng. Lúc mua, cua cái 5.000đ/con, số lượng thả được cũng khá nhiều. Không sợ chúng sát hại lẫn nhau” – anh khoe. Đây là hình thức xen canh, lấy ngắn nuôi dài, vì bước sang mùa khô năm tới (tháng hai, tháng ba âm lịch) mới thu hoạch. Trước mắt, anh khẩn trương dọn vuông ruộng, thả tép đồng nuôi thêm diện tích khoảng 2,5 công đất.
 
Như vậy, với diện tích trên 10 công đất ruộng có sẵn bờ bao và vách tôn rào chắn, anh bố trí khu vực nuôi ba ba giống và bán thịt; trồng bông súng, mã đề để nuôi tép và cua và đang chuẩn bị mua tôm giống càng xanh thả nuôi mùa nghịch (thu hoạch vào tháng hai, tháng ba âm lịch).

Với mô hình làm ăn hiệu quả, có lẽ mô hình độc đáo nhất là “nuôi tép trên chân ruộng”, nông dân Huỳnh Chấn Kim được phường Mỹ Hòa bình xét là “Nông dân giỏi” cấp tỉnh năm 2013 này.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo