Hàng năm, vào ngày ông tịch diệt (23-3 âm lịch, năm 1954), người dân khắp nơi về Tân An kính bái “Sư ông” rất đông. “Sư ông” tên thật là Phạm Văn Năng, sinh năm 1871, sinh sống tại giồng Trà Dên.
Tương truyền rằng năm 20 tuổi, “Sư ông” theo cha mẹ di cư đến vùng Biển Hồ (Campuchia) sinh sống. Trong một lần xảy ra dịch bệnh ở đây, “Sư ông” đã hốt thuốc cứu chữa hàng ngàn người khỏi bệnh, nên được mọi người tôn là “Ông Đạo Gò Mối”.
Trước khi trở về định cư tại xã Tân An, “Ông Đạo Gò Mối” cùng 2 đệ tử thân tín Nguyễn Văn Nguồn và Nguyễn Văn Lĩnh rong ruổi khắp miệt Tiền Giang, Hậu Giang… chữa bệnh, cứu người trên chiếc ghe cui. Cảm phục tài năng của ông, nhiều người nguyện xin theo làm đệ tử, góp công, góp sức và tiền của dựng chùa Phước An Thiền.
Những năm cuối đời, “Ông Đạo Gò Mối” ra sức làm thuốc thuốc cứu người, răn dạy điều hay cho các tín đồ. Ông Nguyễn Văn Ợn, cháu đời thứ 3 của “Sư ông” kể: Nơi “Sư ông” ở có chứa giàn lưới bắt cá cho bổn đạo ăn, không bán. Năm 82 tuổi, cảm nhận sức khỏe đang kém dần, “Sư ông” đã để lại di ngôn cho các đệ tử: Sau khi tịch diệt hãy đặt quan tài lên ghe, nếu muốn an tang, thì không cần phải đào huyệt.
Thực hiện di ngôn của “Sư ông”, khi ông tịch diệt, các đệ tử đã xây nổi trên mặt đất một tòa sen để an táng linh cữu. Sau này, xây dựng thêm nền đúc và lợp ngói cho ngôi mộ.
“Điều lạ, sau khi “Sư ông” tịch diệt 9 năm, trên ngôi mộ mọc lên một gò mối, gắn liền địa danh Gò Mối lúc “Sư ông” tu hành cao gần nửa mét, tồn tại cho đến ngày nay, mà trải qua bao năm tháng không ai có thể giải thích được hiện tượng này.
Di vật của “Ông Đạo Gò Mối" để lại được bảo quản kỹ lưỡng.
Ông Ợn lưu giữ lại những hình ảnh lúc sư ông mất
Ngôi mộ của “Sư ông” được an táng trên một tòa sen.
Gò mối được bảo quản trong lồng kính.
Bình luận (0)