xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng phở Lục Nam

Theo NGUYỆT THU (Lâm Đồng Online)

Xuất phát từ thương hiệu phở “Ông Tư” từ những năm 1954 được bà con quanh vùng Lục Nam, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng -Lâm Đồng biết đến; bà Xuân con gái ông đã nối nghiệp cha và duy trì phát triển nghề làm phở khô đã hơn 50 năm nay.

Không cần quảng bá, tiếng lành đồn xa, phở ăn ngon người này truyền cho người kia, cho vùng miền khác và đến nay “Phở Xuân” đã bay sang cả Úc, Canada, Đài Loan phục vụ bà con Việt kiều.
 
img
Sản xuất phở khô Lục Nam tại gia đình bà Xuân - 835 Thống Nhất, Liên Nghĩa, Đức Trọng

Phở khô không giống như sợi phở tươi thông thường, phở Lục Nam sợi nhỏ, dai và không có hàn the, để cả năm không mốc, có thể chế biến thành nhiều món phở xào, hủ tiếu hoặc phở bò, phở sườn heo tuỳ thích… phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi khẩu vị khác nhau làm nên những món ăn mà khi đi xa người dân địa phương không thể quên.
 
Làng Lục Nam tập trung chủ yếu là người dân tộc Thổ, Tày, Nùng, Thái… từ các tỉnh phía bắc Cao Bằng, Lạng Sơn đến định cư, lập nghiệp. Nghề làm phở cũng được bà con mang theo khi tạo dựng quê hương mới là Lục Nam (nay là khu phố 11, thị trấn Liên Nghĩa), Đức Trọng, Lâm Đồng.
 
Bà Phàng Thị Xuân (chủ cơ sở sản xuất phở khô - 835 Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa) kể lại: Ngày trước, bố mình phải lên rừng chặt tre về đan thành phên để phơi bánh phở, rồi xây lò, làm khuôn để tráng bánh, tự tay mẹ xay bột, đổ bánh, cắt sợi… Ngày đó để làm được vài kg phở vất vả lắm, nhưng bà con quanh vùng đều chỉ thích phở ông Tư thôi, nhờ được bố mẹ chỉ bảo tận tình, từ nhỏ đã biết phụ bố mẹ làm phở nên quy trình làm phở thủ công được bà Xuân thuộc như lòng bàn tay.
 
Ngày nay bà Xuân vẫn duy trì cách làm thủ công, nhưng có một số ít máy móc hỗ trợ nên đỡ vất vả hơn bố mẹ ngày xưa. Được biết, phở Lục Nam ngon cũng bởi cách làm thủ công như thế, nhưng theo bà Xuân quan trọng nhất là quy trình sản xuất phải sạch, đảm bảo uy tín, chất lượng cho sản phẩm.
 
Khâu đầu tiên là phải chọn gạo ngon, vo gạo thật kỹ, sau đó ngâm trên 2 tiếng đồng hồ và xay gạo để qua một đêm cho bột lắng xuống mới đem tráng bánh, tráng xong phơi khô, gỡ ra rồi nhúng nước ấm, cuốn thành từng cây, bỏ vào máy cắt thành sợi, xếp thành từng hàng lên phên và đưa ra phơi lần thứ hai, lần phơi này rất quan trọng, phải phơi thật kỹ, cho khô hoàn toàn mới đảm bảo để trong nhà cả năm không mốc.
 
Cầm cuộn phở trên tay khô rang, khi nấu sợi phở dai ngon, không nát vụn là được. Chính vì để báo hiếu cho cha mẹ, làm theo ước nguyện của cha mẹ nên đến giờ gia đình bà Xuân vẫn không bỏ nghề và ngày càng làm tốt hơn, ngon hơn để duy trì thương hiệu mà cha mẹ để lại. Tuy vất vả nhưng nghề gia truyền này cũng giúp bà Xuân đủ nuôi con cái ăn học trưởng thành, có của ăn, của để về sau.
 
Thời điểm, phở Hà Nội có chứa nhiều hàn the bị lên án, cơ sở của bà Xuân cũng liên tục bị đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra, lấy mẫu về xét nghiệm nhưng kết quả qua nhiều lần phở Xuân vẫn đạt chất lượng, không chứa độc tố hàn the và định kỳ hàng năm đều được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Gia đình bà Xuân hiện nay sản xuất bình quân 1 tạ/ngày, vào lúc cao điểm như dịp tết bà Xuân phải thuê thêm nhân công làm mới kịp hàng cho khách. Từ mấy chục năm nay, nhiều Việt kiều về thăm quê đều nhớ đến các món ăn phở xào Đức Trọng, hủ tiếu Nam Vang (Đà Lạt), lần nào đi cũng đều mua phở Lục Nam sang để làm quà và dùng cho gia đình trong cả năm, mỗi dịp như vậy bà con Việt kiều mua hàng tạ phở mang sang Úc, Mỹ, Canada, Đài Loan…
 
Hiện nay, điều mà bà Xuân cũng như hàng chục hộ sản xuất phở Lục Nam mong ước đó là mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn để đầu tư máy móc hiện đại hơn. Bà Xuân mơ ước có một chiếc máy sấy để sấy phở khô, điều này đặc biệt thích hợp khi vào mùa mưa đến.
 
Làng Lục Nam trước đây có khoảng gần 40 hộ sản xuất phở thì nay chỉ còn gần 20 hộ, tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết một phần do thiếu vốn, thiếu nhân công, một phần do kỹ thuật làm chưa đạt nên sản phẩm làm ra kém chất lượng mất dần sức tiêu thụ. Thiết nghĩ để duy trì được nghề thủ công này rất cần đến sự định hướng, quan tâm của chính quyền địa phương để duy trì sản xuất, coi đây như một làng nghề cần được bảo tồn, phát triển, là nét văn hoá làm nên thương hiệu của một vùng, miền.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo