xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mai này còn đảo Lý Sơn?

Theo TRẦN ĐĂNG (Quảng Ngãi Online)

Thống kê của huyện đảo Lý Sơn cho biết, diện tích của hòn đảo này trước năm 1975 là 1.400 hecta, hiện đảo chỉ còn 997 hecta. Trong vòng 36 năm qua, thủy triều đã “nuốt” của hòn đảo này trên 400 hecta, riêng bão số 9-2009, Lý Sơn mất gần 40 hecta.

Mỗi năm mất trên 10hecta

Đảo Lý Sơn được hình thành từ 5 miệng núi lửa. Chỉ có khoảng 3km được vây bọc bằng đá, toàn bộ chu vi còn lại của Lý Sơn đều bằng đất và cát. Vì vậy, mỗi mùa biển động, những nơi được cấu tạo bằng đất và cát này bị mất dần do nạn xâm thực của thủy triều. Bão số 9-2009, cơn bão mạnh nhất trong vòng 50 năm qua đã “nuốt” của Lý Sơn đến 40 hecta. Toàn bộ diện tích phía đông và đông bắc đã bị bão số 9 xóa sổ.
 
img
 
“Khu nghỉ mát Hoàng Sa” chỉ còn bộ khung sau bão số 9-2009.

Ông Dương Thành, chủ của “Khu nghỉ mát Hoàng Sa” ở phía đông đảo Lý Sơn cho biết: “Khu nghỉ mát này có diện tích khoảng 3hecta, đã được trồng cây chắn gió và xây tường bao bọc nhưng qua trận bão năm 2009, giờ chỉ trơ bộ khung, lổn nhổn đá đen. Nếu ở đất liền, chúng tôi có thể san lấp lại bằng đất nhưng ở Lý Sơn, không tìm đâu ra đất để lấp vào số diện tích bị mất ấy”.
 
Ở phía đông bắc của đảo, cạnh khu vực Hang Câu thuộc xã An Hải, toàn bộ 6 hecta đất ở đây đã bị thủy triều dọn sạch. Số gia đình chuyên trồng tỏi khu vực này giờ trắng tay vì không còn đất để canh tác. Cách đây chừng 10 năm, số gia đình trồng tỏi vẫn thường ra khu vực Hang Câu để lấy cát biển về rải lên ruộng tỏi trước khi trồng vụ mới. Cát ở khu vực này là thân của những con ốc, con sò đã hóa thạch nên rất hợp với cây tỏi, chính nó làm nên hương vị rất đặc thù của tỏi Lý Sơn.
 
Cứ mỗi mùa tỏi, người dân lại khai thác cát ồ ạt khiến bờ biển bị “hỏng chân”, tạo điều kiện cho thủy triều thâm nhập nhanh hơn. Huyện Lý Sơn đã ra văn bản cấm khai thác cát khu vực này. Dù việc khai thác cát để trồng tỏi đã chấm dứt 5 năm nay nhưng diện tích đất khu vực này vẫn mất mỗi năm 2-3 hecta.
  
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn nói: “Trung bình mỗi năm, Lý Sơn mất trên 10 hecta vì nạn xâm thực của thủy triều, bất chấp những nỗ lực của địa phương như vận động mọi người trồng cây chắn gió và cấm triệt để nạn khai thác cát ở ven đảo để trồng tỏi”.
 
Giữ đảo bằng kè
 
Nếu để cho thủy triều  “tự do” tàn phá thì không bao lâu nữa, Lý Sơn chỉ còn trơ bộ khung bằng đá! Những năm qua, bằng nhiều nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương, một “bờ kè” chạy dọc phía nam đảo đã được xây dựng. Chính nhờ bờ kè này mà đình An Hải-một di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia mới không bị thủy triều xóa sổ.
  
Khu dân cư trên 1 vạn dân chạy dọc phía nam đảo từ An Vĩnh đến An Hải cũng được bảo vệ nhờ bờ kè này. Riêng khu vực trước đình An Vĩnh-nơi diễn ra Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm, người dân đã tự bỏ ra hàng chục tỷ đồng, lên núi khuân đá về kè quanh nhà để “cứu mình”.

img

Bờ kè để giữ đất ở phía nam đảo Lý Sơn.
 
Tuy nhiên, nơi nào có khu dân cư thì mới được “quan tâm” còn ở những khu vực đất sản xuất thì phó thác cho thủy triều. Gần một vạn nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn đang phải co cụm lại sau mỗi mùa mưa bão vì đất bị mất. Nhà nước cần có môt giải pháp căn cơ cho toàn đảo thì mới mong giữ lại số diện tích hiếm hoi cuối cùng của hòn đảo này trước khi thủy triều “khai tử”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo