xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùa săn sùng đất

Theo Ái Kiều (Quảng Ngãi Online)

Những ngày này, nông dân ở các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, đang đổ xô đi săn sùng đất, một loại ấu trùng phá hại mùa màng nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Với giá bán khá cao, bắt sùng đất không những bảo vệ được mùa màng mà còn giúp cho nông dân kiếm thêm thu nhập.

Vào mùa săn sùng đất

Vào những tháng cuối năm, khi những cánh đồng hoa màu ở các vùng bãi bồi ven sông đã bắt đầu được thu hoạch, cũng là thời điểm nông dân ở các xã Tịnh Giang, Tịnh Đông (Sơn Tịnh), Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) bắt đầu vào mùa săn sùng đất.

Thông thường sùng đất trưởng thành vào độ từ tháng 9 đến tháng 12 (âm lịch), những con sùng đất mập ú, đặc quánh sữa thường hay trú ngụ ở vùng đất phù sa, dọc các triền sông luôn là đối tượng săn tìm hấp dẫn của nhiều người.

Trong những năm gần đây khi sùng đất bắt đầu lên ngôi, các nhà hàng, quán nhậu đến tận nơi để thu mua với giá cao đã giúp nhiều nông dân có thu nhập thêm đáng kể. Những cánh đồng hoa màu ở xã Tịnh Giang xưa nay được biết đến là thủ phủ của sùng đất, những thửa đất hoa màu phù sa màu mỡ là nơi có nhiều sùng đất trú ngụ.

Cùng một số nông dân ra ruộng săn sùng đất mới thấy được không khí huyên náo ở đây. Bên tiếng cuốc thình thịch, lau những những giọt mồ hôi,  ông Trịnh Minh Tâm, ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang cho biết: Trước đây, người dân chúng tôi chỉ săn sùng về để vỗ béo cho gà, vì chúng sinh sôi với tốc độ rất nhanh, cắn phá hoa màu nên bà con ai cũng lo ngại trước loại ấu trùng này. Bây giờ người ta truyền tai nhau về công dụng chữa được bách bệnh nên giá sùng nhờ đó mà nhảy vọt với cấp số nhân, hiện tại là 300 ngàn đồng/ 1kg. Đến mùa này là tụi tui tranh thủ rủ nhau đi “hái lộc".
img
Nông dân đang ráo riết đào bới tìm sùng đất.

Với giá bán khá cao, trung bình một người khỏe mỗi ngày cũng săn được hơn 1kg sùng. Theo những người săn sùng, dụng cụ đi săn cũng rất đơn giản, chỉ cần một xô nước sạch, khi bắt được sùng thì nhanh chóng làm sạch ruột rồi bỏ vào xô nước để tránh cho sùng không còn tươi và bị đen.

Cuốc dùng để đào sùng có lưỡi mỏng và dài để đào được sâu hơn vì thông thường những con sùng đất to, đặc quánh sữa thường trú ở những lớp đất sâu.

Ông Nguyễn Thành Đạt, ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang chia sẻ: “Nông dân tụi tui hay ví von sùng đất là hải sâm trên cạn, mùa săn sùng chỉ kéo dài trong 3 tháng, nhưng nếu trúng mánh, mỗi người lận lưng chục triệu không còn là chuyện hiếm”.

Theo những nông dân ở đây cho biết, sùng đất ăn rễ cây, củ sắn, sinh sống dưới lớp đất sâu, nên rất khó tìm để tiêu diệt. Nhiều cánh đồng hoa màu sẽ bị “xóa sổ” nếu trong công đoạn làm đất, nông dân không có biện pháp để phòng trừ, ngăn chặn loại ấu trùng này.

“Lợi kép”

Ông Nguyễn Văn Bảy ở thôn 6, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) cho hay: “Trước kia săn sùng về chỉ để cho gà ăn nên những lúc rảnh bà con mới đi đào bắt về, giờ thì sùng có giá, đợi đến mùa, ai cũng tranh thủ đi bắt. Bây giờ săn sùng nông dân chúng tôi được lợi kép, vừa góp phần bảo vệ mùa màng, lại có thu nhập cao, không gì vui hơn”.

Tiếp lời ông Bảy, chỉ tay về những thửa ruộng mía của mình lão nông Võ Ngọc Dũng, thôn Cù Và, xã Tịnh Giang kể: Những thửa hoa màu này trước kia thường bị sùng cắn phá dữ dội, khổ nổi sùng không phá lúc cây trái mới gieo trồng, mà đến cuối vụ thu hoạch chúng mới bắt đầu cắn phá.

Bởi khi đó sùng mới đến tuổi trưởng thành, khiến nhiều nông dân rầu rĩ vì sùng, nhưng giờ thì khoẻ rồi, nhiều người đi săn nên chúng cũng không còn sinh sôi mạnh như trước”.

Ông Trần Phước Hòa, Chủ tịch UBND xã Tịnh Giang chia sẻ: “Thời điểm này, ruộng đồng thường không sản xuất được vì ngập úng, những năm gần đây sùng đất lên giá, giúp nhiều nông dân địa phương có nguồn thu nhập, với nhiều người săn sùng đất trở thành nguồn thu nhập chính của họ trong năm”.
img
Sùng đất.

Những ngày chớm đông, sùng đất được xem là món ăn ngon, bổ dưỡng và khá thú vị cho những ai được một lần thưởng thức. Sùng  sau khi được bắt về, trước tiên được rửa cho sạch, trong khi rửa phải chú ý nhẹ tay, nếu không lớp mỡ bên trong sẽ bị chảy ra, làm sùng không còn giữ được độ béo.

Sau khi để ráo nước chừng 3 phút, sùng được mang đi ướp với gia vị. Sùng đất không “kén” gia vị tẩm ướp, chỉ cần những gia vị thông thường như tiêu, ớt, tỏi, sả và một ít mắm pha sẵn.

Từ công đoạn này sùng được chế biến ra nhiều món khác nhau nhưng như: Sùng đất nướng vỉ, sùng sào nghệ, sùng sào sả ớt… Ở các nhà hàng, quán nhậu, món sùng đất nướng vỉ là khoái khẩu của những người sành ăn, trong khi nướng chủ quán thường trở sùng đều tay để sùng không bị cháy xém.

Sùng đất nướng ăn kèm với lá mơ, xà lách hay lá lốt non tùy theo sở thích của người ăn. Vị ngọt và béo tan chảy ngay ở đầu lưỡi khiến những ai một lần được thưởng thức sẽ rất khó quên.
 

Theo Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi, (Nhà xuất bản Y học 1998), sùng đất là ấu trùng của loài bọ hung Holotrichia Sauteri Moser, thuộc họ Sùng đất - Melonihidae. Khi phơi khô, ấu trùng có tên là Tề tào, vị mặn, có tác dụng phá huyết, hành ứ, tán phong bình suyễn, thông sữa, minh mục khu ế. Tề tào dùng trị vết thương té ngã ứ huyết, đau phong, phá thương phong, đau họng, mắt có màng, ung nhọt...”.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo