xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự thật về làng “ma ám”

Theo Tấn Phong (Bình Phước Online)

Xóm nghèo Sở Líp, xã Phước An (Hớn Quản, Bình Phước) vốn thanh bình nay bỗng nhiên “dậy sóng” vì những tin đồn thất thiệt. Người dân trong ấp phải liên tục đón những vị khách lạ đến tìm hiểu thực hư chuyện làng bị “ma ám”.

Sẽ không có gì đáng nói nếu những kẻ xấu không tung lên mạng những câu chuyện đồn thổi về Sở Líp là “ấp không chồng” hay “ấp góa phụ”… và khẳng định, trong vài năm, ấp này có đến 100 trẻ em tử vong vì sốt xuất huyết và hàng chục đàn ông chết vì ung thư?

Làng "ma ám"?

Tiếp chúng tôi tại trụ sở, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Phước An nói: “Quả thật tôi không thể hình dung nổi những gì mà các trang báo mạng nói về ấp Sở Líp. Nếu là người địa phương khác chắc tôi cũng sợ khi đến ấp này”.

img
Căn nhà của bà Lê Thị Tính bị phù phép thành “túp lều chị Dậu” để đăng báo

Theo Phó chủ tịch UBND xã, những kẻ tung tin lên mạng thêu dệt rằng, ấp Sở Líp có 120 hộ dân, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp những năm 70 của thế kỷ trước. Người dân mưu sinh chủ yếu bằng nghề nương rẫy và làm công nhân cao su. Tai họa bất ngờ ập xuống ngôi làng nhỏ bé từ năm 1981. Đầu tiên là những em bé. Từ năm 1981-1985, cứ 3 đến 4 ngày lại có một đứa trẻ qua đời. Kinh hoàng hơn, có những gia đình trong một tháng có đến 3 đứa con chết.

“Thần chết” cứ liên tục lấy đi những sinh linh bé nhỏ  khiến cuộc sống trong ấp trở nên ảm đạm. Họ còn trích dẫn lời ông Phó ban điều hành ấp: “Không phải như mọi người đồn thổi là “vùng đất bị ma ám”, mà do nơi đây rừng cao su bạt ngàn và heo hút, thời tiết khắc nghiệt, đời sống khó khăn nên bệnh tật ngày một nhiều, nhất là đối với trẻ con. Chỉ trong vòng 5 năm, tại đây có hơn 100 đứa trẻ tử vong do mắc bệnh sốt xuất huyết”. Họ còn viết, từ năm 1990, đàn ông từ 25 đến 40 tuổi trong ấp lần lượt qua đời, có tháng chết tới 4-5 người. Họ nêu dẫn chứng, chị Nguyễn Thị Huyền, bà Nguyễn Thị Hòa, bà Lê Thị Tính, bà Nguyễn Thị Ý... là những góa phụ khi độ tuổi đang còn xuân sắc. Họ kết luận: “Điều kỳ lạ ở chỗ người chết đa số là đàn ông. Ấp chỉ vỏn vẹn 70 hộ mà gần 30 hộ có chồng chết, 10 hộ có vợ mất”.

Chị Hoàng Thị Linh Anh, cán bộ phụ trách thương binh xã hội của xã bức xúc: “Không rõ họ viết như vậy với mục đích gì. Tôi là người lớn lên tại Sở Líp. Mẹ tôi, bà ngoại tôi đang ở đó mà họ gọi gia đình tôi là “gia đình ba thế hệ góa phụ. Họ quy kết ông ngoại tôi bị ung thư chết, ba tôi cũng bị ung thư chết, lại còn thêu dệt rằng: “Những đứa trẻ sinh ra không biết mặt cha nên phải mang họ mẹ”. Nhưng sự thật, ông ngoại tôi bị té từ cây chôm chôm tụ máu não mà qua đời, còn bố tôi bị tai biến nằm liệt giường mấy năm liền.

Chị Linh Anh chỉ cho phóng viên Báo Bình Phước biết những bức ảnh đăng trên mạng là không thật so với nhà ở của bà Lê Thị Tính, bà Nguyễn Thị Ý (bà ngoại chị Linh Anh) đã gây ra những bức xúc không chỉ cho gia đình.

Xuyên tạc trắng trợn

Chúng tôi có mặt ở ấp Sở Líp một ngày đầu tháng 9, không khí thanh bình của xóm nhỏ này cũng như bao làng quê Việt Nam khác. Trẻ con vẫn tụm ba, tụm năm chơi các trò chơi dân gian. Người lớn thì ra lô, lên vườn thu hoạch mủ và các loại nông sản. Người già cùng nhau trò chuyện nhưng đề tài của các cụ bây giờ không còn là chuyện con heo, đàn gà... mà chuyển sang chuyện “ma ám” với sự giận dữ.

Bà Lê Thị Tính kể, hôm đó tôi ở nhà làm việc vặt thì có hai người xưng là phóng viên đề nghị tôi ra nhà kho, nơi để dụng cụ lao động ngồi giả vờ rửa chén. Vài hôm sau, UBND xã cho người xuống hỏi về nội dung tôi đã trao đổi với báo chí. Tôi có biết gì đâu, họ bảo ngồi thì tôi ngồi.

Bà Tính kết luận: “Họ ác quá, làm rối cuộc sống gia đình tôi”. Còn chị Linh Anh nói: “Bà ngoại tôi có nhà cửa đàng hoàng nhưng họ bảo sang nhà tạm của dì tôi để chụp ảnh, rồi đăng lên với nội dung chú thích “hộ 3 thế hệ góa phụ”. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng ban điều hành ấp Sở Líp kể rằng, sau khi trên mạng lan truyền câu chuyện hư cấu về ấp, khách vào nhà không dám uống nước, ra đường mọi người nhìn người Sở Líp một cách dè dặt.

Qua tìm hiểu của phóng viên, Sở Líp có 113 hộ với 575 người, khoảng 40% số dân làm công nhân cao su, còn lại làm nông nghiệp. Toàn ấp hiện còn 6 hộ nghèo (5,3%), 9 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân của người dân trong ấp khoảng 22 triệu đồng/người/năm.

Người dân ấp Sở Líp chủ yếu là dân các tỉnh miền Trung đi kinh tế mới từ những năm 80 của thế kỷ trước. Trước những thông tin về làng “ma ám”, Trưởng ấp Nguyễn Văn Dũng khẳng định là bịa đặt hoàn toàn.

 Ông trưởng ấp dẫn giải: Người già đến tuổi thì mất, hộ thì mẹ chết sớm, nhà thì cụ ông đi trước, như bố tôi sống ở đây hơn 30 năm có bệnh tật gì đâu. Khi ông cụ về với tổ tiên cũng đã gần 80 tuổi. Còn bà Hòa chồng chết năm 1990 do bị viêm thận, chồng bà Tính bỏ vợ đi lấy người khác, ông ngoại chị Linh Anh bị tai nạn, bố chị ấy chết do tai biến, đào đâu ra chuyện làng ung thư. Riêng trong giai đoạn 1981-1985 chỉ có vài đứa trẻ chết do bị sốt chứ không phải 100 trẻ như họ viết. Sở Líp là ấp văn hóa tiêu biểu của huyện Hớn Quản trong nhiều năm liền và chi bộ ấp cũng được khen thưởng vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngay sau khi thông tin ấp Sở Líp là làng “ma ám” lan truyền trên mạng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong đã yêu cầu các ngành “lao động - thương binh và xã hội, y tế, UBND huyện Hớn Quản tiến hành khảo sát, xác định rõ nguyên nhân khiến số người mắc bệnh dẫn đến số tử vong gia tăng...”.

Sau khi xác minh tình hình tại ấp Sở Líp, bác sĩ Tô Đức Sinh, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh khẳng định: “Không có chuyện ấp này 5 năm có 100 trẻ em tử vong do sốt xuất huyết”.

Theo kết quả điều tra cho thấy, từ năm 2008 đến tháng 7-2013, ấp Sở Líp chỉ có 4 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong. Từ năm 1981-1985 chỉ có một vài trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết hàng năm tại ấp Sở Líp hoàn toàn bình thường so với tỷ lệ tử vong chung của xã Phước An. Không có tình trạng tử vong hàng loạt như một số trang mạng tung tin”.

Được biết, xã Phước An có 17 ấp, sóc với 2.268 hộ dân. Người dân trong xã sống ở các bưng biền và được bao bọc bằng những lô cao su của Nông trường Xa Trạch, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Người dân trong xã đa phần là công nhân cao su, một số làm vườn rẫy. Mấy năm trở lại đây cơ sở hạ tầng ở xã được đầu tư xây dựng. Cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao.

 Ở Sở Líp đã có điện lưới, nhiều hộ mua sắm được phương tiện nghe nhìn đắt tiền để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Vài năm trở lại đây, người dân trong ấp đã chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới, cải tạo môi trường sống, tăng gia sản xuất, con em được đến trường. Do đó, những nội dung từ các trang mạng điện tử thông tin thực sự đã bôi nhọ lòng tự trọng của người dân ấp Sở Líp nói riêng và xã Phước An nói chung. Sự bôi nhọ này rất đáng bị lên án.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo