xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếc nuối "vương quốc" ốc gạo Phú Đa ở Bến Tre

Theo AN HƯƠNG (báo Vĩnh Long)

Con ốc gạo- đặc sản nổi tiếng khu vực cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách) có nguy cơ biến mất hoàn toàn do bị loài vẹm sông sống “tầm gửi”


Ốc gạo Phú Đa- đặc sản một thời trên dòng Cổ Chiên đang dần biến mất.

Ốc gạo Phú Đa- đặc sản một thời trên dòng Cổ Chiên đang dần biến mất.

Theo ông Bùi Thanh Liêm- Trưởng Phòng NN- PTNT huyện Chợ Lách, ốc gạo Phú Đa hiện nay gần như không còn bởi quá nhiều nguyên nhân. Có thể xác định là do sự xuất hiện của loài vẹm sông đeo bám khiến ốc gạo không sinh sản, phát triển được.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tác động khác như điều kiện tự nhiên thay đổi về dòng chảy, độ sâu, sự bồi lắng lòng sông, xâm nhập mặn, ô nhiễm ngày càng lớn,… mà theo ông Liêm nhận xét là: “Có quá nhiều nguyên nhân khiến loài ốc gạo khó sống trên dòng sông của nó”.

Thông tin này khiến những người vốn ưa thích món ốc gạo ngọt ngon trên sông Cổ Chiên như chúng tôi tiếc hụt hẫng, nên muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn.

Chú Trần Văn Tặng (Ba Ngói, chủ Khu du lịch sinh thái Ba Ngói) vừa gặp chúng tôi đã than: “Không có ốc gạo, hơi buồn”. Buồn vì trong câu chuyện say sưa về ốc gạo vài năm trước, bây giờ đã nhường chỗ cho những lo âu về dòng chảy, môi trường sinh thái.

Còn bởi vì “khi còn ốc gạo lượng khách tới 10, giờ chỉ còn 5”- chú Ba Ngói nói vậy để thấy rằng xứ cồn Phú Đa phát triển du lịch cũng nhờ ốc gạo…

Theo chú Ba Ngói, thời gian khai thác ốc gạo đông ken nhất từ tháng 5- 7 âl hàng năm và từ năm 1993 đã thành lập hợp tác xã để khai thác, bảo tồn.

“Trước kia sản lượng ốc gạo lên tới cả trăm tấn/năm, cào đâu cũng có ốc, nhiều dữ lắm. Nhờ ốc gạo xây trường học, cơ quan… Khi có hợp tác xã, năm cao nhất khai thác tới 15 tấn.


Người dân mưu sinh ở khu vực từng là “vương quốc” ốc gạo.

Người dân mưu sinh ở khu vực từng là “vương quốc” ốc gạo.

Thật ra sản lượng ốc gạo được đánh giá hơn gấp đôi số khai thác nhưng mình bắt ít để bảo tồn”- chú Ba Ngói cho biết.

Phạm vi ốc gạo sinh sống khu vực cồn khoảng 3km với 150ha mặt nước, “ốc gạo đặc sản không đâu ngon như vùng này, mà nhiều nhất, ngon nhất là vào tháng 5. Ốc gạo Phú Đa vỏ vàng, thịt vàng tươi, rất béo”- chú Ba Ngói rất tự hào. “Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, ốc gạo dần không còn nữa.

Con vẹm sông giống như loài chùm gửi đeo bám vào, ốc lớn không nổi, bò không được thì làm sao sống. Bây giờ chịu khó mò cũng có ốc, nhưng không con ốc nào không bị vẹm đeo đen thui”.

Là người sống ở vùng cồn Phú Đa, nên ông Bùi Thanh Liêm đúc kết: “Con ốc gạo biến mất có nguyên nhân tự nhiên và con người.

Trong đó, đáng kể nhất là hoạt động nuôi thủy sản khiến dòng sông ô nhiễm, cũng như việc khai thác cát làm dòng chảy thay đổi nhiều.

Chính vì thế việc khôi phục “dòng sông ốc gạo” rất là khó”. Cũng theo ông Liêm, Bến Tre từng liên kết với Khoa Thủy sản- ĐH Cần Thơ nghiên cứu tìm nguyên nhân ốc và cả nghiên cứu về con vẹm sông tìm hướng khắc phục.

Tuy nhiên, “điều kiện tự nhiên thay đổi quá nhiều. Bây giờ đáy sông đầy rác, ô nhiễm quá thì con gì mà sống nổi?”- ông Liêm nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo