xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ cái chết tức tưởi của một lao động nghèo: Gặp gỡ gia đình nạn nhân Rót

Theo NHÓM P.V (Bình Dương Online)

Hôm qua (24-6), nhóm phóng viên Báo Bình Dương tiếp tục có cuộc gặp gỡ gia đình nạn nhân Sơn Bồ Rót (không phải tên là Bồ Sơn Rớt, Bồ Sơn Rót như đã nêu ở các số báo trước) người chết đuối bi thảm trong cuộc “đào tẩu” trốn chạy khỏi sự khắc nghiệt tại cơ sở xẻ gỗ Trần Tấn Phong, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng.

Bà Trần Thị Ca (SN 1949, bà ngoại của Rót), chị Lâm Thị Lệ (SN 1965, mẹ của nạn nhân) và đứa em mù lòa Sơn Xi Nát (SN 1994) đã khóc thảm thiết khi gặp chúng tôi. Những tiếng khóc như oán trách ai đó đã gián tiếp gây ra cái chết tức tưởi cho người thân của họ…
 
img
Người dân ấp Cà Tong thương cảm đã gửi của ít lòng nhiều giúp em của nạn nhân Rót ngày 24-6
 
Tiếng kêu cứu thảm thiết
 
Lặn lội suốt đêm từ ấp Xung Thum A, xã Lai Hòa, TX.Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lên Dầu Tiếng, Bình Dương, bà Trần Thị Ca - bà ngoại của nạn nhân Rót đã cùng với người mẹ bệnh tật và đứa em mù lòa của Rót lên tá túc tại nhà dân ấp Cà Tong, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tìm về cơ sở xẻ gỗ của ông Trần Tấn Phong để thắp nén hương cầu cho hương hồn vong linh nạn nhân Sơn Bồ Rót.
 
Nhìn thấy hình ảnh bà ngoại già 65 tuổi, người mẹ ốm yếu, gầy còm và em Nát mù lòa, không chỉ chúng tôi mà tất cả người dân 2 ấp Cà Tong, Thanh Tân có mặt ai cũng xót thương cho hoàn cảnh của họ. Trước bi kịch đau thương của gia đình này, người dân và công an ấp đã hết lòng giúp đỡ của ít lòng nhiều.
 
Bà Trần Thị Ca rưng rưng nước mắt nói: Cháu Sơn Bồ Rót hiền lắm. Nhà có 3 anh em, Rót là lao động chính trong gia đình. Cha tụi nhỏ chết cách đây hơn 15 năm rồi. Từ đó đến nay, tụi nhỏ luôn thiếu thốn tình cảm của cha, sống cảnh nghèo khó cùng cực. Mẹ tụi nó bị bệnh triền miên, viêm gan siêu vi B, loét dạ dày... Từ khi hay tin đứa con chết thảm do trốn chạy khỏi sự khắc nghiệt ở cơ sở xẻ gỗ Trần Tấn Phong, mẹ nó như người chết đi sống lại, cứ ngất lịm hoài khi nhớ đến con.
 
“Sao người ta ác quá! Tụi nó làm công ăn lương mà bị “nhốt” như ngục tù, bị thu điện thoại không liên lạc được với gia đình. Đến 4 ngày sau khi cháu Rót chết thảm, gia đình tôi mới được công an báo tin”.
 
Nói không rành tiếng Việt, nhưng chị Lâm Thị Lệ vẫn giàn giụa nước mắt và gào thét thê thảm về cái chết của con mình. “Con tôi vì bị cưỡng bức sức lao động, sống trong cảnh ngục tù nên nó đã quyết trốn chạy khỏi cảnh “nô lệ” dẫn đến chết thảm ở hồ Cần Nôm. Những người làm chung định vớt nó nhưng ông chủ lại có hành vi cản trở thật là độc ác!
 
Tôi yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an huyện Dầu Tiếng, Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân, cơ quan chức năng huyện Dầu Tiếng cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm của con tôi, sớm khởi tố vụ án, buộc ông Trần Tấn Phong phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất cho gia đình chúng tôi”; bà Lệ nghẹn ngào nói.
 
Nghèo lại gặp bi kịch
 
Cùng đi với gia đình nạn nhân Sơn Bồ Rót lên Dầu Tiếng, Bình Dương nói lên tiếng nói và nguyện vọng của những người khốn khổ còn có chị Phan Thúy Mừng (SN 1963), Trưởng ban kiêm Bí thư chi bộ ấp Xung Thum A, xã Lai Hòa, TX.Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
 
Biết gia đình nạn nhân ít học, chị Mừng đã tình nguyện lên Bình Dương giúp đỡ miễn phí, kể cả việc dẫn đường đi lại cho gia đình nạn nhân Rót. Chị đã khóc khi nói về hoàn cảnh đáng thương của gia đình  nạn nhân Rót.
 
Chị nói: “Ở địa phương, Rót là thanh niên nghèo đáng thương. Khi biết mẹ bệnh nặng, em mình mù lòa, Rót đã quyết tâm tìm việc phương xa với hy vọng có tiền gửi về phụ giúp gia đình, nào ngờ lại gặp nơi làm việc như ngục tù…”.
 
Chị Mừng nghẹn ngào cho biết, gia đình nạn nhân Sơn Bồ Rót là đối tượng hộ nghèo của địa phương. Bà Lâm Thị Lệ do bệnh nặng nên mất khả năng lao động. Ngoài ra, em ruột của Rót là Nát bị mù vì tai nạn khi đi hái dừa thuê kiếm sống không may bị té từ cây xuống đất. Gần như Nát bị mù cả hai mắt, không thể lao động.
 
 “Đại diện chính quyền địa phương xã Lai Hòa, chúng tôi rất mong cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương sớm điều tra làm rõ về cái chết thảm của Rót và các hành vi vi phạm pháp luật của chủ cơ sở Trần Tấn Phong.
 
Chúng tôi rất mong cộng đồng cần chia sẻ với những nỗi đau thương, mất mát của gia đình nạn nhân Rót. Giúp gia đình, người thân của Rót có thể vượt qua giai đoạn khốn khó hiện nay”, chị Mừng nói.
 
Trong một diễn tiến khác, anh Lý Vũ Phong (SN 1974, ngụ Cà Mau), người cùng làm chung với Sơn Bồ Rót đã cung cấp cho nhóm phóng viên Báo Bình Dương một đoạn ghi âm ghi lại cuộc đối thoại dài hơn 3 phút giữa anh và ông Trần Tấn Phong.
 
Theo anh Lý Vũ Phong, nội dung đoạn ghi âm do anh ghi lại sau khi cả gia đình từ huyện Dầu Tiếng về sống lang thang tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Nội dung đoạn này chính là bằng chứng tố cáo hành vi “mớm cung” của ông Trần Tấn Phong để che đậy việc ngăn cản anh nói lên sự thật là công nhân (CN) chết do trốn chạy sự khắc nghiệt trong môi trường lao động.
 
Anh Phong cho rằng, ông Trần Tấn Phong còn có hành vi cản trở anh cứu người dẫn đến cái chết thương tâm của CN Sơn Bồ Rót.
 
Mở đầu đoạn ghi âm, ông Trấn Tấn Phong ra vẻ người thân thiết với gia đình anh Lý Vũ Phong với những lời hứa sẽ xây dựng một “cái chòi” cho gia đình anh. “Chú tư nói với con, con cứ nghe lời chú đi, chú cất cái chòi để cho con ngủ. Chú có miếng đất dư sẽ cất cái chòi cho vợ chồng con sống…”, chủ xưởng gỗ thuyết phục anh Phong.
 
Ngay sau những lời hứa hẹn của mình với gia đình anh Lý Vũ Phong, chủ xưởng gỗ đi thẳng vào vấn đề và những yêu cầu anh Phong phải thực hiện khi gặp cơ quan cảnh sát điều tra cần phải khai theo những lời ông căn dặn.
 
Còn chuyện công an điều tra con, thì con cứ nói 2 thằng không phải bỏ trốn mà là lội đua mà chết đuối. Con cứ nói, nói vậy rồi chú lo tiền cho con 5 - 3 triệu gì chú cho”. Trong đoạn ghi âm chủ cơ sở cũng “khoe” với anh Phong “Công an chú quen hết trơn rồi, con cứ nói “thật tình” như vậy, chú cho con tiền và cất nhà cho con”.
 
Tuy nhiên, anh Lý Vũ Phong đã khước từ những đề nghị của chủ cơ sở. Không những thế, anh còn nêu lại những hành vi “bất nhân” của chủ cơ sở Tấn Phong. “Chú là người lớn, người chú sao mà sống ác đức quá! Mới 4 giờ 30 sáng đã bắt tụi con thức dậy đi làm, đứa con trai nhỏ của con không làm được thì bị chú đánh…”, anh Phong phản ứng…

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo