xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mâm cỗ trung thu "không hề thiếu thốn" cho con trong khu phong tỏa

Bài và ảnh: HỒ XUÂN LIÊN

(NLĐO) - Dẫu cho trung thu năm nay của chúng tôi vẫn đang còn là những ngày phong tỏa, tôi vẫn muốn dành cho con mình một cái Tết trung thu "không hề thiếu thốn".

Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 1.

Mâm cỗ do tác giả chuẩn bị cho con khi khu vực nhà ở Đồng Nai đang bị phong tỏa do Covid-19

Đối với người Việt, tiếng "Tết" gợi nên nhiều cảm xúc no ấm và đông đủ.

Dẫu rằng Tết Trung Thu là Tết của trẻ em, nhưng với tôi, vẫn luôn có một niềm háo hức, mong chờ đặc biệt mỗi khi nghe tháng 8 về chạm đầu ngõ.

Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 2.

Năm nay, con đón trung thu bằng chiếc đèn lồng năm trước

"Tháng 8 âm lịch, trời hay mưa, mưa vỗ lộp độp trên mái tôn nhà mình. Cứ gặp khi mưa là mẹ lại vào buồng trong, giở sập, xúc lấy một ít hạt khô mang đi rang, khi là đậu nành, khi là đậu phộng,… Mùi thơm ấm, lây lan khắp nhà.

Rồi mẹ mang chỗ đậu rang ấy ra ngồi trước bậc cửa, mấy chị em mình chạy lại ngồi gần, vừa ăn vừa nhìn mưa. Ba sẽ kể lan man câu chuyện nào đó, tận đẩu đâu ngoài miền Trung quê hương. Mùa này ở ngoài đó cũng đang là mùa bão giật…

Mưa vừa tạnh thì chỗ đậu rang của mẹ cũng vừa hết veo. Ba sẽ lại khều mấy chị em, bảo ra sân nhìn trăng kìa, mưa vừa mới tạnh chưa lâu mà trăng đã lên quá đầu núi rồi. Trăng rằm tháng 8 là tròn nhất, sáng nhất".

Và tôi mang theo những miền kí ức ấm êm ấy của tuổi thơ mà lớn lên, rồi giữ gìn chúng lại cho các con của mình.

Tết trung thu là tiếng cười trong veo của đàn con trẻ.

Nên dẫu cho trung thu năm nay của chúng tôi vẫn đang còn là những ngày phong tỏa, tôi vẫn muốn dành cho con mình một cái Tết trung thu "không hề thiếu thốn".

Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 3.
Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 4.

Bánh trung thu tự làm với nước đường bánh nướng mới ủ 10 ngày

Chúng tôi cùng nhau làm bánh trung thu với nước đường bánh nướng chỉ mới ủ có 10 ngày. Chúng tôi cùng nhau nặn viên chè trôi nước bí đỏ, và rồi con gái tôi cảm thán rằng: "Viên chè này hình mặt trời chứ hổng giống hình trăng tròn, mẹ ơi!".

Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 5.

Chè trôi nước bí đỏ

Chúng tôi dùng lại những lồng đèn cũ của năm trước, mà niềm vui trong mắt con thơ thì vẫn như mới. Bọn trẻ còn trầm trồ, kinh ngạc lắm khi tôi làm cho chúng những chiếc đèn vỏ bưởi và dạy chúng cách chơi pháo hạt bưởi.

Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 6.
Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 7.
Mâm cỗ trung thu không hề thiếu thốn cho con trong khu phong tỏa - Ảnh 8.

Đèn trung thu bằng vỏ bưởi

Trung Thu năm nay là tiếng các con tôi chạy chơi trong sân, réo gọi "Mẹ ơi, Mẹ à…" và cười giòn giã.

Thực ra khi lắng nghe con trẻ, có bao giờ người lớn chúng ta nhận ra rằng con trẻ rất dễ dàng bằng lòng với thực tại và ít phàn nàn về cuộc sống. Đối với tụi nhỏ, chúng đâu có cảm nhận được "thiếu thốn", vì có đủ cha - đủ mẹ là "đủ đầy" rồi. Mong rằng trung thu của bạn và các bạn nhỏ cũng luôn "đủ đầy"!

Bánh trung thu nướng nhân sữa dừa bằng nồi chiên không dầu

NGUYÊN LIỆU:

1. Phần nhân:

- Cơm dừa bánh tẻ nạo nhuyễn: 1 trái (khoảng 200gr)

- Nước cốt dừa: 150ml

- Sữa đặc: 80gr

- Mè: 25gr (không bắt buộc)

- Bột ngô: 25gr

2021-09-16-17-16-56-501

2. Phần vỏ bánh:

- Nước đường bánh nướng: 80gr

- Lòng đỏ trứng: 10gr

- Dầu ăn: 15gr

- Bột mì số 8: 120gr (có thể thay bằng bột mì đa dụng)

3. Phần hỗn hợp quét mặt bánh

- Lòng đỏ trứng: 10gr

- Sữa tươi: 1 muỗng café

- Dầu mè: ½ muỗng café

CÁCH LÀM:

1. Xào nhân

- Ngâm cơm dừa nạo, với sữa đặc và nước cốt dừa trong khoảng 1 giờ.

- Xào hỗn hợp dừa nạo ngâm sữa bằng chảo trên lửa nhỏ cho đến khi phần cơm dừa trong và cạn nước.

- Cho mè đã rang chín vào, đảo đều.

- Hòa bột bắp với 1 ít nước, rưới đều vào chảo nhân đang xào và xào cho đến khi phần nhân dẻo quánh, vo lại thành viên được.

- Để phần nhân nguội, và chia làm các viên nhân nhỏ. Có thể bảo quản nhân bánh trong tủ mát để nhân đóng viên cứng cáp hơn, không bị chảy xệ.

2021-09-16-17-16-21-249

2. Trộn bột vỏ bánh

- Trộn đều phần nguyên liệu ướt với nhau cho hòa quyện rồi đổ bột mì vào, dùng muỗng đảo đều bột.

- Nhào bột nhiều lần sao cho không còn phần bột khô màu trắng lác đác nữa.

- Bọc bột bằng màng nilon và để bột nghỉ tầm 1 giờ.

- Nhào lại bột và chia bột thành các phần nhỏ.

3. Đóng bánh

- Tùy thuộc vào kích cỡ khuôn mà bạn chọn chia nhỏ phần bột. Thông thường, phần bột sẽ bằng 2/3 phần nhân.

- Như với công thức bên trên thì mình chia ra làm 3 phần nhân và 3 phần bột, để đóng ra 3 cái bánh trung thu nặng tầm 200gr.

- Phần nhân bạn có thể bọc thêm trứng muối vào giữa, tùy thích.

- Phần bột cán mỏng, gói lấy phần nhân và vê tròn đều.

- Áo 1 lớp bột mì mỏng bên ngoài và cho bánh vào khuôn. Lúc ấn khuôn, nên giữ khuôn thêm 5 giây rồi mới gõ bánh ra.

2021-09-16-17-15-44-364

2021-09-16-17-16-41-190

4. Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu.

- Làm nóng nồi trước 10 phút ở 1600C.

- Nướng 4 bánh/1 lượt trong 10 phút cũng ở 1600C, rồi quét mặt bánh bằng hỗn hợp quét bên trên.

- Nướng bánh thêm 5 phút.

Bánh trung thu vừa nướng xong chưa chảy dầu nên chưa ngon, bạn để qua ngày hôm sau thì vỏ bánh sẽ mềm ẩm hơn. Tuy nhiên vì công thức mình giới thiệu ít ngọt và ít dầu nên chỉ bảo quản bánh được trong khoảng 3-4 ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo