Một trong những phương án mà họ đang xem xét là mua vũ khí của Mỹ.
Theo Bloomberg, châu Âu hiện không có đủ vũ khí dự trữ cũng như năng lực sản xuất hàng loạt. Do đó, một lựa chọn ngày càng khả thi là các quốc gia châu Âu sẽ mua vũ khí Mỹ và sau đó chuyển giao cho Ukraine.
Nếu châu Âu thuyết phục được Tổng thống Donald Trump tiếp tục cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, quốc gia này có thể trụ vững trước các cuộc tấn công của Nga.
"Tôi không cho rằng tình huống Mỹ rút lui hoàn toàn lại quá tồi tệ, nếu vẫn còn phương án để châu Âu hoặc Ukraine mua vũ khí Mỹ và Mỹ tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Đây không phải là kịch bản lý tưởng nhưng cũng không phải là kịch bản tồi tệ nhất mà chúng ta từng lo sợ" - ông Andrew Weiss, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định.
Theo giới chuyên gia, một bước ngoặt như vậy sẽ buộc Tổng thống Donald Trump phải lựa chọn giữa việc tiếp tục tránh đối đầu với Tổng thống Nga Vladimir Putin hoặc kiếm lợi từ các hợp đồng bán vũ khí lớn.

Binh lính Nga ở khu vực biên giới giáp Ukraine. Ảnh: Tass
Trong một diễn biến khác, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, ông Konstantin Kosachev, mới đây cho biết Moscow dự kiến giới thiệu đề xuất giải quyết xung đột Nga-Ukraine trong vài ngày tới.
Ông Kosachev khẳng định Nga chuẩn bị gửi đến Kiev bản dự thảo ghi nhớ liên quan đến xung đột Ukraine. "Công việc hoàn thiện văn kiện đang ở giai đoạn cuối" - ông nói, theo RBC-Ukraine
Trong các cuộc đàm phán tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ, phái đoàn Ukraine và Nga đã đồng ý ghi lại các đề xuất ngừng bắn bằng văn bản.
Vào ngày 19-5, sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng trọng tâm giải quyết xung đột nên là tìm cách hiệu quả nhất để tiến tới hòa bình.
Ngay sau đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về một bản ghi nhớ cho một thỏa thuận hòa bình tiềm năng trong tương lai.
Bình luận (0)