xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điểm nóng xung đột ngày 29-11: Điều Ukraine trông đợi nhất vào đồng minh

Hải Hưng

(NLĐO) – Ukraine không chỉ mong mỏi tư cách thành viên NATO mà họ còn trông cậy vào việc đảm bảo kinh tế từ các đồng minh trong thời gian tới.

Theo bình luận của trang RBC-Ukraine, ngoài các đảm bảo về quân sự - chính trị, Ukraine còn trông cậy vào các đảm bảo về kinh tế và điều này có thể hiệu quả hơn các cam kết chính trị.

Lý lẽ rất đơn giản: Nếu các doanh nghiệp lớn từ phương Tây đang hoạt động tích cực tại Ukraine và tài sản của họ bị đe dọa thì họ sẽ gây sức ép buộc chính phủ của mình phải bảo vệ.

Bài viết cũng nhấn mạnh sự đảm bảo an ninh hiệu quả nhất cho Ukraine vẫn là triển vọng trở thành thành viên NATO. Trong kịch bản này, Ukraine có thể dựa vào nguyên tắc an ninh tập thể được ghi trong Điều 5 của Hiến chương NATO.

Ukraine vẫn đang mong mỏi được chấp thuận tư cách thành viên NATO. Ảnh minh hoạ: RBC-Ukraine

Ukraine vẫn đang mong mỏi được chấp thuận tư cách thành viên NATO. Ảnh minh hoạ: RBC-Ukraine

Mục tiêu này đã được xác định là ưu tiên trong kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Cho tới nay Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa đáp ứng mong mỏi của Ukraine nhưng Kiev vẫn hy vọng ông Biden có thể đưa ra quyết định lịch sử là khởi xướng lời mời Ukraine gia nhập NATO trước khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc.

Có thể nói, những đảm bảo từ phương Tây cho Ukraine bao gồm hỗ trợ quân sự, chính trị và kinh tế.

Các khía cạnh chính bao gồm cung cấp vũ khí hiện đại, huấn luyện quân đội Ukraine, áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga, đưa kinh tế Ukraine hội nhập với các đối tác phương Tây. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là tư cách thành viên NATO.

Theo báo cáo của Bloomberg, chính quyền Tổng thống Biden từng cân nhắc lời mời chính thức Ukraine gia nhập NATO nhưng sau đó đã xem xét lại.

Xung đột Nga – Ukraine đã có những bước leo thang mới khi Mỹ và đồng minh "cởi trói" vũ khí tầm xa cho Kiev.

Tiếp đó, Moscow sáng 21-11 lần đầu tiên phóng tên lửa đạn đạo phi hạt nhân "không thể đánh chặn" mang tên Oreshnik để tập kích vào một cơ sở tên lửa và quốc phòng ở TP Dnipro – Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin Nga tuyên bố động thái của Nga nhằm đáp trả việc Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hôm 19 và 20-11.

Trong bối cảnh đó, các lãnh đạo châu Âu đang tranh luận liệu có nên đưa quân vào Ukraine để huấn luyện và hỗ trợ hay không. Pháp đã công khai tuyên bố không loại trừ khả năng này.

Điểm nóng xung đột ngày 29-11: Điều Ukraine trông đợi nhất vào đồng minh- Ảnh 3.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur. Ảnh: Kyiv Independent

Trả lời phỏng vấn tờ The Hill khi tham dự diễn đàn an ninh quốc tế Halifax cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevku bác bỏ việc gửi binh sĩ hỗ trợ Ukraine.

Ông Pevku cảnh báo việc đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích. Theo ông, thời điểm hiện tại Ukraine cần nguồn tài chính để đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của chính mình.

"Tôi nghĩ người Ukraine có thể tự xử lý mọi việc nếu chúng ta cung cấp đầy đủ những gì họ cần" - ông Pevku nhấn mạnh. Theo ông, Ukraine đang sản xuất số đạn pháo gấp 6-7 lần Pháp và có khả năng sản xuất thiết bị quân sự trị giá khoảng 30 tỉ USD mỗi năm nhưng hiện chỉ có 15 tỉ USD để đầu tư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo