xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điểm nóng xung đột ngày 31-8: Sắp có bước ngoặt trong cuộc xung đột ở Ukraine?

Phạm Nghĩa

(NLĐO) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Mỹ thực sự đã trở thành một bên trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Đài RT ngày 30-8 dẫn lời bà Zakharova cho biết Mỹ "chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine dùng vũ khí do Mỹ cung cấp tấn công vào sâu lãnh thổ Nga".

Tuần trước, Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh tuyên bố "chính sách của Mỹ cho phép Ukraine tiến hành phản công để tự vệ trước các cuộc tấn công của Nga ở biên giới", bao gồm cả khu vực Kursk, phía Tây nước Nga.

Hôm 26-8, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên rằng Mỹ biết về "mong muốn sử dụng các loại vũ khí như tên lửa ATACMS, có tầm bắn lên tới 300 km, vào sâu trong lãnh thổ Nga của Ukraine". 

"Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với phía Ukraine về vấn đề này nhưng sẽ giữ bí mật" - ông Kirby nói.

Điểm nóng xung đột ngày 31-8: Sắp có bước ngoặt trong cuộc xung đột ở Ukraine?- Ảnh 1.

Một tòa nhà ở thị trấn Sudzha bốc cháy sau cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk. Ảnh: Reuters

Ngày 30-8, bà Zakharova cho rằng Ukraine đã được "trao toàn quyền cho các hoạt động ở các khu vực của Nga". Hơn nữa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden "chuẩn bị đưa ra những nhượng bộ mới cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và trao cho ông toàn quyền sử dụng hầu như mọi loại vũ khí của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cảnh báo Moscow có thể thực hiện phản ứng bất đối xứng đối với việc Mỹ cung cấp các hệ thống tầm xa cho Ukraine, bằng cách trang bị vũ khí tiên tiến cho các nhóm hoặc quốc gia đối địch với Washington.

Trong khi đó, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell vừa cho biết "EU không thể bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí do các quốc gia thành viên khối này tài trợ để tấn công tầm xa vào Nga bởi các chính phủ muốn tự đưa ra quyết định như vậy. 

Kiev phàn nàn việc không thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí của phương Tây đang ngăn cản họ đạt được tiến triển trên chiến trường. Vấn đề này đã được thảo luận tại một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao EU tại Brussels - Bỉ hôm 29-8. 

"Vì nhiều quốc gia EU không cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine nên sự tham gia thực tế của họ vào việc xây dựng chính sách là vô nghĩa" - ông Borrell lý giải. 

Hệ thống phòng không chung?

Đài Al Jazeera đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "muốn ràng buộc chặt chẽ hơn với các đồng minh EU trong một hệ thống phòng không chung".

Sau khi Nga bắn 127 tên lửa và phóng 109 máy bay không người lái Shahed vào Ukraine hôm 26-8, ông Zelensky cho biết: "Cuối cùng, chúng ta phải cùng nhau bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga".

Tổng thống Zelensky xác nhận ông đã thảo luận về hệ thống phòng không chung như vậy với Thủ tướng Lithuania Ingrid Shimonite và Tổng thống Ba Lan Andrej Duda tại Kiev vào ngày 24-8.

Trong tuần qua, Ukraine cũng tiết lộ một loại vũ khí mới được phát triển trong nước gọi là Palyanytsia - máy bay không người lái tên lửa tầm xa khổng lồ có thể đã gây ra vụ phá hủy một kho đạn dược của Nga ở Voronezh tuần trước.

Palyanytsia có động cơ tên lửa và cánh, trông giống như sự kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái. Tổng thống Zelensky tuyên bố hàng chục sân bay của Nga nằm trong tầm ngắm của Palyanytsia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo