Theo đó, phải đặt điều kiện an toàn- SAFETY lên hàng đầu trong việc cứu trợ.
Bảo vệ bản thân mình trước khi cứu giúp người khác là ưu tiên hàng đầu trong công tác cứu hộ, cứu nạn nhưng trong việc cứu trợ người dân cũng phải tuân theo, vì tình hình thời tiết luôn thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến công tác cứu giúp người dân.
Những người tham gia hoạt động thiện nguyện phải tìm hiểu không gian cứu trợ thế nào để có những trang bị, phòng bị tối thiểu cho bản thân, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời trong công tác cứu trợ nhưng cũng đừng quên nguyên tắc an toàn.
Cứu trợ phải có tổ chức - ORGANISATION để đảm bảo công tác được vận hành thông suốt và khoa học.
Khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra, có không ít đội thiện nguyện tự phát cứu trợ đồng bào. Điều này thể hiện tinh thần tương trợ, chia sẻ lẫn nhau của người Việt Nam.
Tuy nhiên, những người tham gia công tác thiện nguyện phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp để cụ thể hoá những nhiệm vụ thực thi theo sự điều hành của người có chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác cứu trợ.
Khi tập hợp được số lượng thành viên trong tổ chức sẽ định lượng được những công việc cần phải làm, những nơi cần được hỗ trợ và cần phải hỗ trợ vật dụng thiết yếu hay tiền bạc...
Nói cách khác là tính toán để phân bổ nguồn tài trợ hợp lý theo mức độ thiệt hại và nhu cầu của từng địa phương.
Công tác cứu trợ phải được điều phối chặt chẽ nhằm đảm bảo cứu trợ đúng đối tượng, công bằng và hiệu quả. Đây chính là nguyên do tại sao phải có tổ chức.
Khi thực hiện được những việc nói trên thì sẽ mang đến nụ cười - SMILE cho mọi người, người tham gia cứu trợ và người được cứu trợ.
Tính minh bạch là nguyên tắc được áp dụng cho tất cả quá trình tham gia cứu trợ. Tất cả thông tin liên quan, đặc biệt tài chính cần được công khai giữa nhà tài trợ, các tổ chức cứu trợ và người hưởng lợi để tạo được tâm lý thoải mái cho những người có liên quan.
"Của cho không bằng cách cho". Ông bà ta đã nhận định như thế. Hoạt động cứu trợ sẽ tạo được nụ cười khi không xảy ra những hệ lụy ảnh hưởng đến cộng đồng như mâu thuẫn giữa các đối tượng, hàng cứu trợ không phù hợp với nhu cầu ...
Một trong những việc quan trọng để người dân trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai được mỉm cười nữa là làm thế nào để giúp họ khôi phục đời sống, tăng cường năng lực thích ứng trước những thảm họa tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Cần trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bảo đảm tính kết nối giữa các thành viên người trong đoàn cứu trợ với nhau và với người dân địa phương để công tác cứu trợ đạt hiệu quả và đúng theo tinh thần SOS .
Mời tham gia diễn đàn
Bão, lũ không chỉ để lại hậu quả nặng nề về vật chất mà còn thử thách khả năng phối hợp, tổ chức của chúng ta trong việc giúp đỡ đồng bào bị thiên tai.
Làm thế nào để công tác cứu trợ sau thiên tai diễn ra hiệu quả và thiết thực nhất? Đây là vấn đề mà các đoàn thể, địa phương và các tổ chức, cá nhân làm thiện nguyện đang thực sự quan tâm, mong muốn tạo nên sự thay đổi tích cực, biến lòng tốt thành hành động thiết thực.
Báo Người Lao Động mở diễn đàn để bạn đọc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này. Bạn đọc có thể chia sẻ những sai lầm thường gặp trong cứu trợ khẩn cấp; nhu cầu thực sự của người dân vùng thiên tai; làm sao để cứu trợ đúng và kịp thời; các giải pháp cứu trợ bền vững và lâu dài cho việc tái thiết sau bão...
Mời bạn đọc gửi ý kiến, bài viết qua địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn.
Bình luận (0)