xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điện hạt nhân Ninh Thuận cần cơ chế đặc thù vì dự án phức tạp, lần đầu triển khai

Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Ngày 17-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cần thiết ban hành cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như đề xuất của Chính phủ để kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Điện hạt nhân Ninh Thuận cần cơ chế đặc thù vì dự án phức tạp, lần đầu triển khai- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai phát biểu thảo luận. Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho biết hiện nay nhiều quốc gia đang điều chỉnh chính sách và có những động thái mới liên quan đến điện hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải carbon. Theo ông Mai, một số quốc gia đang mở rộng chương trình năng lượng hạt nhân, tập trung vào xây dựng và nâng cấp các lò phản ứng hạt nhân để tăng công suất sản xuất điện.

Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững, đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh việc phát triển điện hạt nhân với Việt Nam là phù hợp khi nhu cầu năng lượng ngày càng lớn và tăng nhanh.

Bên cạnh những lợi ích tiềm năng và mặt tích cực, đại biểu Dương Khắc Mai cũng lưu ý dự án còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức cần được xem xét cẩn trọng, như vấn đề tài chính, công nghệ, an toàn môi trường - xã hội, địa chính trị.

Do đó, vị đại biểu đoàn Đắk Nông kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện các rủi ro, có sự chuẩn bị về mọi mặt, có chính sách quản lý và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả, ổn định.

Hiện dự thảo Nghị quyết chưa đề cập đến cơ chế, chính sách đặc thù đối với nội dung này như đào tạo đội ngũ cán bộ; thu hút, tìm, chọn và giữ nhân tài. Nhấn mạnh đây là nội dung còn thiếu, đại biểu Dương Khắc Mai kiến nghị xem xét bổ sung để đảm bảo thực hiện, vận hành dự án.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) đề nghị cần khẩn trương xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử để tạo hành lang pháp lý trong bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của quốc gia.

Với việc xây dựng và ban hành luật nêu trên, sẽ tạo căn cứ quan trọng để ban hành các văn bản quy phạm và hướng dẫn bảo đảm an toàn an ninh hạt nhân, trong đó bao gồm các vấn đề như thiết kế nhà máy điện hạt nhân; chế tạo, xây dựng, vận hành thử, vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân; quản lý thải phóng xạ; nguyên tắc quốc tế về ứng xử với nhà máy điện hạt nhân.

Điện hạt nhân Ninh Thuận cần cơ chế đặc thù vì dự án phức tạp, lần đầu triển khai- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu điện ở nước ta trong những năm tới rất lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 8 - 10% trở lên đến năm 2030. Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh, tổng công suất toàn hệ thống đến năm 2030 dự kiến khoảng 230.000 MW, tức gấp 3 lần công suất hiện nay.

Trong khi đó, chúng ta đã cam kết với quốc tế là đạt trung hòa các-bon vào năm 2050, cho nên phải phát triển rất mạnh các loại hình nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo, để chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện năng tăng thêm và nhu cầu điện sạch để phát triển kinh tế đất nước.

Trong khi đó, điện hạt nhân là nguồn điện sạch, điện nền, công suất khả dụng cao, có khả năng cung cấp điện năng ổn định và giá thành hợp lý trong dài hạn, góp phần bảo đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 2 con số về kinh tế trong kỷ nguyên mới. Vì vậy, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân và các Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo ông Nguyễn Hồng Diên, do tính chất phức tạp của dự án điện hạt nhân và lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2030 - 2031 nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh như trong dự thảo Nghị quyết để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian thực hiện.

Ông Nguyễn Hồng Diên cho hay khi được Quốc hội thông qua, các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên sẽ tạo thuận lợi và khả thi cho việc triển khai đồng bộ. "Việc thực hiện dự án này chúng ta còn có sự giám sát rất chặt chẽ của tổ chức năng lượng quốc tế IAEA, nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm"- lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Chính phủ kính đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ngay tại kỳ họp này để làm cơ sở triển khai thực hiện, tận dụng các điều kiện thuận lợi, tinh thần và khí thế tiến công, vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc quan trọng ban đầu của dự án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo