Trong số này, có thể nói bàn phím sử dụng OTG cho chất lượng và độ tin cậy cao, tuy nhiên hãy nhớ rằng không phải loại bàn phím nào cũng phù hợp với tất cả nhu cầu cá nhân. Từng công nghệ có cả những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau mà người dùng cần phân biệt chúng để chọn một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó, sử dụng rộng rãi nhất trong 4 công nghệ này chính là chuẩn Bluetooth 3.0, bởi người dùng khi sử dụng OTG và NFC cần phải có trình điều khiển phù hợp. Ngoài ra, vài bàn phím làm việc mà không cần cấu hình thêm trong menu cài đặt Android.
NFC là từ viết tắt của Near Field Communication. Bàn phím NFC sử dụng tín hiệu NFC, giúp người dùng tránh sự rườm rà của dây dẫn. Nhiều điện thoại, đặc biệt là iPhone, không tích hợp công nghệ này, thậm chí nhiều thiết bị Android không hỗ trợ nó. Hiện NFC đang bắt đầu phổ biến, và nếu may mắn bạn có thể sử dụng bàn phím loại này kết nối với thiết bị của mình.
+Ưu điểm
• Điện năng thấp: Bàn phím NFC hầu như không tiêu thụ năng lượng vì nó không phát sóng trong khoảng cách lớn như các bàn phím không dây khác, chẳng hạn như Bluetooth.
• Trong tương lai không sử dụng pin: Một bàn phím NFC sắp ra mắt trong tương lai từ One2Touch có khả năng chuyển đổi tín hiệu NFC thành một nguồn năng lượng. Các bàn phím NFC khác yêu cầu pin, mặc dù vậy nó sử dụng rất ít điện năng.
• Siêu di động: Hầu hết bàn phím NFC sử dụng pin nhỏ hơn, và như được chứng minh bởi bàn phím One2Touch, nó có thể gập lại. Hầu hết nó có thể đặt trong túi xách một cách dễ dàng.
• Không cần kết nối phức tạp: Nó không yêu cầu quá trình ghép nối khi người dùng kết nối bàn phím NFC với thiết bị Android. Theo One2Touch, chỉ cần đặt các thiết bị Android trên bàn phím là người dùng có thể bắt đầu khai thác công việc.
• Yêu cầu NFC: Nếu điện thoại của bạn không có NFC, bạn sẽ không thể sử dụng một bàn phím NFC.
• Phạm vi ngắn: Tín hiệu NFC không phát sóng trên một khoảng cách lớn, bạn chỉ có thể làm việc trong phạm vi cách biệt vài mm.
• Đắt: Bàn phím NFC với giá rẻ nhất như Android NFC Elecom cũng có chi phí nhiều hơn 50 USD.
• Ứng dụng cần thiết: Thật không may, việc hỗ trợ bàn phím NFC không bao gồm trong môi trường phần mềm Android. Bàn phím One2Touch dựa trên một ứng dụng hỗ trợ. Mặc dù ứng dụng này có sẵn trong Play Store nhưng không phải tất cả các thiết bị sẽ tương thích với nó, và không phải tất cả các thiết bị nào cũng hỗ trợ Play Store.
Bàn phím OTG
OTG là viết tắt của On the Go, một tiêu chuẩn giao diện cho phép thiết bị ngoại vi sử dụng cổng USB để kết nối với các thiết bị Android. Không phải tất cả các phiên bản của Android đều hỗ trợ nó, bởi Google bắt đầu bổ sung tính năng này trong Android 3.0 Honeycomb trở về sau. Ngoài ra, không phải tất cả các nhà sản xuất thiết bị đều bao gồm khả năng hỗ trợ nó. Ví dụ, Nexus 4 nổi tiếng thiếu hỗ trợ OTG. Tuy nhiên, đối với những người đủ may mắn nhận được khả năng hỗ trợ OTG, việc cài đặt kết nối với điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn chỉ đòi hỏi một vài bước đơn giản . Quan trọng nhất là một cáp OTG, có thể liên kết với nhiều thiết bị, nhưng không phải tất cả.. Một số thiết bị Android yêu cầu bạn kích hoạt tính năng này trong chế độ phát triển.
Bạn cần biết rằng, mặc dù hầu hết các bàn phím USB có thể hoạt động như các bàn phím OTG, nhưng không phải tất cả đều tương thích.
+Ưu điểm
• Không tốn kém: Bạn có thể sử dụng bàn phím USB OTG với giá khá rẻ nếu đem so với một số công nghệ bàn phím khác. Bên cạnh đó, bản thân cáp OTG có chi phí khoảng 5 USD hoặc thấp hơn.
• Không có pin: Bạn sẽ chỉ cần pin điện thoại của bạn để vận hành thiết bị.
• Đa dạng: Bàn phím OTG xuất hiện ở nhiều dạng và kích cỡ khác nhau.
+Nhược điểm
• Yêu cầu khả năng tương thích OTG: Nếu thiết bị của bạn không phải chạy trên nền tảng Android 3.0 trở lên, bạn sẽ không có khả năng tương thích với bàn phím OTG. Thậm chí nhiều thiết bị Android mới cũng không có khả năng tương thích OTG. Hãy chắc chắn rằng bạn làm các nghiên cứu về thiết bị của bạn trước khi mua bàn phím loại này.
• Khả năng tương thích: Không phải tất cả các thiết bị đều sẽ hoạt động tốt.
• Ngốn điện: Một số bàn phím có thể tiêu hao nhiều hơn điện năng so với những đối thủ khác. Ví dụ, nếu bàn phím của bạn có tính năng nền LED chiếu sáng, nó sẽ ngốn pin trên thiết bị Android của bạn xuống thấp hơn nhiều.
Bàn phím Bluetooth 3.0
Đây là loại bàn phím được nhiều người hài lòng nhờ khả năng thất thoát điện năng của nó ở mức cao, nhờ vậy mà cả 2 pin bên trong bàn phím và thiết bị di động của bạn luôn nhận được lượng điện năng phù hợp.
+Ưu điểm
• Chi phí. Bàn phím Bluetooth tương đối rẻ.
• Tính di động: Bàn phím Bluetooth có xu hướng nhiều hơn về tính di động so với thiết bị kết nối qua OGT.
+Nhược điểm
• Tuổi thọ pin: Mong đợi một tuổi thọ pin cao khi sử dụng kết nối Bluetooth không phải là cao bởi lẽ người dùng có thể nhận ra rằng các thiết bị Android khi sử dụng Bluetooth nó có thời gian sử dụng kéo dài chỉ 2-3 giờ mà thôi.
• Trọng lượng: Việc bổ sung thêm pin có thể làm tăng trọng lượng của thiết bị và một số lớn hơn một chút. Tuy nhiên, một số thiết bị vẫn sẽ được đánh giá cao ở di động.
Bàn phím Bluetooth 4.0
+Ưu điểm
• Năng lượng thấp: Do yêu cầu năng lượng thấp, bàn phím Bluetooth 4.0 đòi hỏi một lượng năng lượng rất nhỏ, có nghĩa là nó sẽ mang đến lựa chọn cho các doanh nhân thường đi xa mà không có chỗ sạc pin thường xuyên.
• Ít cồng kềnh: Do nhu cầu năng lượng thấp của Bluetooth 4.0 mà các bàn phím sử dụng chuẩn có thể đủ khả năng để kết hợp một pin nhỏ hơn so với Bluetooth 3.0 và bàn phím vẫn có được một cuộc sống pin lâu hơn.
+Nhược điểm
• Pin riêng biệt: Cũng giống như Bluetooth 3.0, phiên bản 4.0 yêu cần bạn sạc pin cho thiết bị Android của bạn.
• Thiết kế cồng kềnh: Mặc dù các thiết bị này sử dụng pin nhỏ hơn, nhưng nó vẫn có trọng lượng khá nặng.
• Khó tìm: Tiêu chuẩn 4.0 bị một vấn đề trong quá trình sử dụng. Tìm kiếm bàn phím Bluetooth 4.0 sẽ hiển thị rất ít kết quả.
Kết luận
Đối với những người tìm kiếm một bàn phím vật lý cho Android, bốn tiêu chuẩn công nghệ trên đây là một trong số những lựa chọn. Trong số này, không có công nghệ nào có thể thống trị người dùng. Nếu bạn chọn một, chắc chắn rằng nó phù hợp với nhu cầu của bạn.
Bình luận (0)