xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy đua giành quyền khai thác sân bay

Bài và ảnh: Linh Anh

Không chỉ Vietnam Airlines hay VietJet Air, nhiều nhà đầu tư khác cũng đang có ý định giành quyền khai thác các sân bay Nội Bài, Phú Quốc, Cam Ranh...

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, cục này đang nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật sau khi Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty CP Hàng không VietJet (VietJet Air) đề xuất được nhượng quyền khai thác nhà ga sân bay Nội Bài. Hiện cuộc chạy đua giành quyền khai thác sân bay không chỉ có mặt 2 hãng này mà còn rất nhiều nhà đầu tư khác, nhất là sau khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không. Ước tính nhu cầu vốn cho lĩnh vực này lên tới trên 230.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Kinh doanh sẽ hiệu quả hơn

Khơi mào cuộc đua này là VietJet Air, khi hãng xin nhượng quyền khai thác toàn bộ nhà ga hành khách T1 và nhà ga cũ T2 (nhà ga nội địa) của sân bay Nội Bài trong thời hạn 20 năm. Đây là việc chưa có tiền lệ. Bộ GTVT đã đồng ý chủ trương cho hãng hàng không tư nhân này được nhượng quyền khai thác một phần nhà ga T1 là khu vực sảnh E.

Nếu được nhượng quyền khai thác nhà ga sân bay, các nhà đầu tư khẳng định sẽ có cơ hội hơn để nâng cao chất lượng phục vụ. Trong ảnh: Nhà ga nội địa sân bay Nội Bài (Hà Nội)
Nếu được nhượng quyền khai thác nhà ga sân bay, các nhà đầu tư khẳng định sẽ có cơ hội hơn để nâng cao chất lượng phục vụ. Trong ảnh: Nhà ga nội địa sân bay Nội Bài (Hà Nội)

Theo VietJet Air, trong chiến lược phát triển của mình, hãng luôn mong muốn có được những cơ sở hạ tầng vững chắc tại các cảng hàng không, sân bay để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững. Đề xuất của hãng là nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, tối ưu hóa công suất hoạt động của nhà ga T1. VietJet Air cũng không giấu tham vọng xin được nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc, Cam Ranh... Ngay cả dự án xây dựng sân bay Long Thành, nếu chia nhỏ từng hạng mục rồi kêu gọi đầu tư thì VietJet Air cũng rất quan tâm.

Theo ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc VietJet, hãng hàng không nào hoạt động theo mô hình mới cũng đều muốn được quyền khai thác sân bay riêng để chủ động trong tính toán chi phí, giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Chẳng hạn ở Malaysia, hãng Air Asia có hẳn một sân bay riêng do tư nhân xây dựng, độc quyền.

“Khi được chuyển nhượng khai thác nhà ga sân bay, hãng sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào chính sách của nhà nước cho khai thác đến mức nào, sau khi tính toán lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp” - ông Tâm cho biết.

Phù hợp chủ trương xã hội hóa

Vietnam Airlines cũng xin được “mua đứt” nhà ga quốc nội T1 (không gồm phần mở rộng mới là sảnh E) để trực tiếp quản lý điều hành và sử dụng phục vụ hành khách, các chuyến bay nội địa của hãng đến/đi từ sân bay Nội Bài.

Vietnam Airlines lý giải Nội Bài là 1 trong 2 sân bay căn cứ lớn nhất của hãng. Đối với nhiều nước trên thế giới, việc các hãng hàng không lớn có nhà ga riêng tại sân bay căn cứ để phục vụ các chuyến bay, hành khách của mình là rất phổ biến. Ngoài ra, việc mua lại nhà ga T1 cũng là hình thức phù hợp với chủ trương xã hội hóa hạ tầng cơ sở tại các sân bay ở Việt Nam của Bộ GTVT, nhằm tạo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển các dự án mới.

“Cách thức này còn giúp hãng có điều kiện linh hoạt và chủ động trong sắp xếp khai thác tại nhà ga, phòng chờ, các quầy và mặt bằng để nâng cao chất lượng dịch vụ... Hãng cam kết bảo đảm thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không và phi hàng không khi được giao quản lý, khai thác nhà ga” - đại diện Vietnam Airlines khẳng định.

Trong danh sách chạy đua giành quyền khai thác nhà ga sân bay Nội Bài, Công ty CP Hàng không Jetstar Pacific Airlines cũng được đề cập. Rất nhiều nhà đầu tư khác cũng muốn có được quyền khai thác nếu Bộ GTVT có chủ trương bán sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam nhanh chóng xây dựng phương án thí điểm bán 100% vốn sân bay Phú Quốc, chuyển nhượng quyền khai thác một số sân bay hoặc liên doanh để đầu tư mới, thí điểm bán dứt điểm sảnh E nhà ga T1 sân bay Nội Bài ngay trong năm nay.

Phải bảo đảm lợi ích các bên

Tất cả mới chỉ ở bước đầu. Cơ quan quản lý sẽ phải nghiên cứu, rà soát mọi vấn đề liên quan trong công tác tổ chức, an ninh, an toàn hàng không và các hãng được nhượng quyền sử dụng, khai thác ra sao. Ngay việc sau khi nhượng quyền, phải tính đến chuyện phân bổ quyền và lợi ích giữa các nhà cung cấp, đơn vị đang khai thác trong sân bay (như hàng miễn thuế, dịch vụ ăn uống...) sao cho cạnh tranh, minh bạch.

Sau khi nghiên cứu xong, Cục Hàng không Việt Nam sẽ lấy ý kiến tất cả đơn vị liên quan và thí điểm từng bước một. Ngành hàng không chủ trương cổ phần hóa, xã hội hóa và kêu gọi tư nhân góp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng phải bảo đảm lợi ích của tất cả các bên: nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư, kể cả hành khách. Những việc này đòi hỏi phải có thời gian, không thể qua “một đêm” mà làm xong ngay được.

Ông VÕ HUY CƯỜNG, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

 

Không thể vội vàng

Theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, lộ trình từ khi có chủ trương đến lúc chính thức bán sân bay, cổ phần hóa các hạ tầng hàng không ít nhất là 3 năm, sau khi rà soát toàn bộ khung pháp lý, tiến hành từng bước thẩm định, xác định giá...

Phải thận trọng, cân nhắc bán phần nào của sân bay trước, bán cho nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, khi bán cần cân nhắc những rủi ro (nếu có). Chẳng hạn, trong vấn đề xác định giá trị sân bay, thẩm định giá để nhượng quyền nhà ga, ở Việt Nam hiện chưa có chuyên gia nào nên cũng cần cẩn trọng, không thể vội vàng nói bán là bán ngay được.

TS PHẠM SANH, chuyên gia giao thông

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo