Những đại gia đã khẳng định được uy tín của mình như Lazada.vn đang đứng trước những vận hội và thách thức to lớn. Câu hỏi đặt ra là liệu các đại gia này sẽ làm gì để giữ vững tên tuổi của mình?
Sôi động thị trường
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Với sự nở rộ của internet và điện thoại di động, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng. Hàng loạt website thương mại điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Điển hình là trang thương mại điện tử Lazada.vn. Tham gia thị trường Việt Nam từ đầu năm 2012, Lazada chỉ mất 2 năm để chiếm lấy vị trí số hai thị trường bán lẻ trực tuyến với 22% thị phần. Năm 2014, Lazada.vn tăng trưởng hơn 5 lần so với năm 2013. Số sản phẩm bán ra tăng 300.000 món, thuộc 13 nhóm sản phẩm. Với hơn 1 triệu lượt truy cập hằng tháng và 1 triệu người theo dõi trên Facebook, hiện Lazada đã vươn lên thành trang thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Trang thương mại điện tử này đã tạo nền tảng ngày một tốt hơn cho người bán hàng trực tuyến, là một mô hình kinh doanh khả thi cho các cửa hàng nhỏ lẻ, là công thức cho sự thành công cũng như là một kênh kinh doanh mới cho những thương hiệu đã nổi tiếng hoặc người mới tham gia thị trường.
Mở lối đi riêng
Trước những vận hội to lớn đó, sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh đồng thời là thách thức và động lực cho các doanh nghiệp trên “sân chơi” sôi động này.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cũng nhận định không dễ dàng để đẩy mạnh thương mại điện tử nếu không phát triển giao thông vận tải, kho bãi và dịch vụ liên quan. Để thắng thế trên thị trường và giữ vững vị thế cạnh tranh, các trang thương mại điện tử buộc phải tạo ra những hướng đi mới và theo đuổi những chiến lược mới.
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), với dân số 90 triệu người, 39% sử dụng internet, trên 130 triệu thuê bao di động, trong đó 34% dân số có sử dụng internet qua nền tảng di động, thời gian truy cập mạng bằng các thiết bị di động chiếm 1/3 tổng số thời gian online cả ngày của người Việt Nam.
Đại diện Lazada cho biết sau gần một năm các ứng dụng di động ra mắt, Lazada đã đạt được hàng trăm ngàn lượt tải về trên ứng dụng Android, iOS và Windows. Ngoài ra, Lazada còn có quan hệ đối tác thành công với các công ty ứng dụng hội thoại trên điện thoại di động tại Việt Nam như Zalo, Line, Viber… Mua sắm qua điện thoại tại Lazada đạt tốc độ tăng trưởng đến 2 con số. Lối đi riêng mà Lazada.vn chọn chính là thương mại điện tử trên di động.
Năm 2015, Lazada tiếp tục củng cố dịch vụ mua sắm một cửa. Nhưng “sân chơi” không đơn thương độc mã. Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh mới cũng như yêu cầu khách quan cần phải chinh phục thị hiếu khách hàng vốn luôn dời đổi đã liên tục đặt ra cho những đại gia thương mại điện tử như Lazada những thách thức mới. Liệu tiềm lực mạnh và chiến lược thông minh có tiếp tục tạo được thế đứng vững chãi cho Lazada? Cuộc đua của những chiến binh này dự báo sẽ tạo ra những cú hích thực sự giúp thúc đẩy phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Bình luận (0)