xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Đòi" lại ngôn ngữ cho người bị đột quỵ

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Chương trình được Đơn vị Âm ngữ trị liệu Bệnh viện An Bình TP HCM triển khai thực hiện đã giúp người sau đột quỵ hòa nhập lại cuộc sống đời thường

Từng là một người hoạt bát, vui vẻ, giao tiếp rộng song tai ương ập đến với ông T.V (50 tuổi) vào cuối năm 2022. Cơn nhồi máu não khiến ông bị di chứng yếu nửa người và mất đi năng lực sử dụng ngôn ngữ. Chưa kể, do còn bị viêm, phù nề thanh quản nặng không thể phát âm đã làm cuộc đời ông V. càng thêm bế tắc.

Vỡ òa hạnh phúc

Không chỉ bản thân ông V. cảm thấy bất lực mà cả nhà cũng phải sống trong căng thẳng bởi không thể hiểu được ông muốn gì. Đến khám tại Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình (TP HCM), ông V. không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào, chỉ có thể nhận biết được vật dụng quen thuộc và hiểu được câu ngắn, đơn giản.

Được chẩn đoán mất ngôn ngữ và rối loạn giọng nói dẫn đến tình trạng mất khả năng giao tiếp nghiêm trọng, ông V. bắt đầu hành trình để phục hồi. Sau nhiều gian nan, nỗ lực tập luyện với sự hướng dẫn của tập thể chuyên gia âm ngữ trị liệu Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình, niềm hạnh phúc vỡ òa khi ông cất được tiếng nói đầu tiên. "Lúc ấy đang bữa cơm, đột nhiên ông ấy nói chuyện. Những tiếng nói quen thuộc mà đã hơn 3 tháng rồi nhà tôi không thể nghe được. Con trai tôi đã khóc vì vui mừng khi nghe lại được giọng nói của ba mình" - vợ ông V. chia sẻ.

"Đòi" lại ngôn ngữ cho người bị đột quỵ- Ảnh 1.

Bệnh nhân được điều trị “Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ” tại Bệnh viện An Bình (TP HCM)

Sau quá trình điều trị, tình trạng ông V. đã tiến triển tốt, có thể nói chuyện, giao tiếp, thể hiện cảm xúc bằng lời nói, tranh luận với bệnh nhân khác trong những buổi tập nhóm nâng cao. Điều này mang lại niềm hạnh phúc vô bờ cho gia đình.

Còn ông N.Đ (67 tuổi, quê Bình Thuận) cũng bị đột quỵ vào cuối năm 2022, được điều trị 2 đợt tại Đơn vị Đột quỵ và Khoa Nội thần kinh Bệnh viện An Bình với chẩn đoán nhồi máu não và xuất viện vào tháng 2-2023.

Sau đột quỵ, ông Đ. không chỉ yếu nửa người mà còn mất khả năng nuốt (nuốt sặc ngay cả nước bọt), nói không rõ, nấc cục, nôn ói nhiều… nên chủ yếu nằm, ăn uống hoàn toàn qua ống. Do hạn chế về giao tiếp nên việc chăm sóc của người thân cho ông hằng ngày càng thêm vất vả. Suốt hơn 2 tháng nội trú và ngoại trú, ông Đ. kiên trì tập luyện, tập nói và ăn uống dưới sự hướng dẫn của tập thể chuyên gia và chuyên viên âm ngữ trị liệu.

Nhờ đó, kết quả đem lại rất khả quan. Ông Đ. nuốt được món ăn đầu tiên là món cháo xay, nói được theo ý muốn và có thể ăn những món do người nhà nấu. Một việc tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng đối với ông Đ. nói riêng và các bệnh nhân rối loạn nuốt nói chung là một thử thách, hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Giọng nói ông Đ. ngày càng rõ ràng, khoảng cách với gia đình, xã hội không còn bởi rào cản mất ngôn ngữ đã được giải tỏa.

Viết nên kỳ tích mới

Theo BS chuyên khoa 2 Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện An Bình, hành trình phục hồi người bệnh sau đột quỵ không hề dễ dàng nếu không có sự đồng hành và hy sinh của gia đình người bệnh, đặc biệt không bao giờ bỏ cuộc. "Sự thành công này nhờ sự phối hợp kịp thời giữa các bác sĩ Khoa Nội thần kinh, Đơn vị Đột quỵ và Khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện. Với công trình "Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ", chúng tôi vinh dự được xướng tên tại Giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam năm 2023 do ngành y tế TP HCM tổ chức" - BS Giang cho biết.

Hiện nay, đột quỵ ngày càng phổ biến và hậu quả để lại rất nặng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Quyết định 569 "Phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" của Thủ tướng Chính phủ mới đây nhấn mạnh: Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh và trong phục hồi chức năng bao gồm ngôn ngữ trị liệu.

Trở về từ ĐH Newcastle - Úc sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ ngôn ngữ trị liệu, TS-BS Lê Khánh Điền - Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ trị liệu châu Á - Thái Bình Dương - triển khai điều trị phục hồi mất ngôn ngữ tại Bệnh viện An Bình ngày càng bài bản. Chương trình điều trị phục hồi mất ngôn ngữ cho người bệnh sau đột quỵ được áp dụng theo khung International Classification of Functioning, Health and Disability (ICF) của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra năm 2001. Khung ICF dựa trên mô hình sinh học tâm lý xã hội, nhấn mạnh vào việc phục hồi chức năng của một cá nhân ở mức độ cơ thể, mức độ hoạt động tại nhà và mức độ tham gia xã hội hơn là vào bệnh tật, tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các phương thức điều trị phục hồi dựa trên y học chứng cứ: Điều trị phục hồi cá nhân (kỹ thuật Semantic Feature Analysis), điều trị phục hồi nhóm (kỹ thuật Constraint-Induced Aphasia Therapy), hỗ trợ phục hồi chức năng xã hội (nhóm thư pháp và nhóm hội họa - giao tiếp).

Nhấn mạnh tính ưu việt của chương trình, BS Điền cho rằng công trình đã giúp nhiều người bệnh mất ngôn ngữ hồi phục khả năng giao tiếp, giúp hòa nhập cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, góp phần vào việc phát triển phục hồi chức năng chuyên sâu cho người bệnh sau đột quỵ, không chỉ về vận động như trước đây mà còn về ngôn ngữ, nhận thức.

Theo BS Điền, ngôn ngữ trị liệu là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn một cách hệ thống và chuyên sâu để phù hợp xu hướng mới. "Suốt quá trình triển khai, chúng tôi thật hạnh phúc khi nhìn thấy sự phục hồi của người bệnh từng ngày, từng giai đoạn" - BS Điền chia sẻ. 

Hơn 7.500 người được điều trị

Từ năm 2013 đến khi Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình được thành lập (năm 2022), chương trình "Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ" đã điều trị cho 7.500 lượt người bệnh, giúp hàng trăm người sau đột quỵ tìm lại khả năng giao tiếp, trở về cuộc sống thường ngày.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo