Khảo sát lần này cho thấy những phụ nữ thường dùng email, gửi tin nhắn qua điện thoại và giao lưu trên mạng xã hội có điểm số trắc nghiệm mức độ trầm cảm (stress) thấp hơn 21% chứ không cao hơn so với những người ít hoặc không sử dụng công nghệ mới.
Ngược lại, một số nghiên cứu trước đây cho rằng những người dùng thường xuyên mạng xã hội như Facebook và Twitter dễ bị stress và có khả năng bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thậm chí rối loạn nhân cách, tự kỷ đến hành vi tự hủy hoại bản thân. Đồng quan điểm, một số bài báo trên tạp chí The Huffington Post và trang thông tin chuyên ngành tâm lý học Psych Central nêu mối liên hệ giữa sử dụng mạng xã hội với nguy cơ bị stress tăng cao.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại ĐH Pennsylvania mới được công bố trên trang tin MNT nêu khả năng những thông tin tiêu cực bất ngờ trên mạng xã hội làm tăng nguy cơ đau tim cho người tiếp nhận. Chuyên gia khoa học thần kinh Earl Miller tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Earl Miller cho rằng những ứng dụng công nghệ hiện đại khiến tâm trí con người bận rộn, não phải xử lý nhiều công việc cùng lúc và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não.
Trong nghiên cứu được công bố ở trang tin Live Science lần này, chuyên gia về truyền thông Keith Hampton tại ĐH Rutgers nhận định rằng chưa có dữ liệu củng cố lập luận rằng công nghệ thông tin khiến stress gia tăng. Ông Hampton và cộng sự đã khảo sát trên 1.800 người và đưa ra kết luận: Không nhận thấy mối liên quan nào giữa việc sử dụng nhiều thiết bị công nghệ hoặc giao lưu nhiều bạn bè trên mạng xã hội với triệu chứng bị stress ở hầu hết người tham gia khảo sát.
Bình luận (0)