xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Đông - dáng đứng hào hoa

MAI SÔNG BÉ

Mong rằng qua Báo Người Lao Động, các cây bút đóng góp những kiến giải, đề xuất, làm cho vùng đất đầy năng động này tiếp tục phát triển phồn vinh ở tầm cao mới

Minh Mạng là một vị vua có tầm nhìn xa, trông rộng. Ông mong muốn cải cách hệ thống hành chính nhằm khơi dậy tính năng động, sáng tạo của các địa phương nhưng vẫn giữ nguyên tắc trung ương tập quyền, nhất là ở vùng đất mới trù phú Nam Bộ.

Miền Đông - dáng đứng hào hoa - Ảnh 1.

VSIP I tại Bình Dương - một trong những điển hình khu công nghiệp thành công của Việt Nam với đối tác Singapore. Ảnh: THẢO NGUYỄN

Từ Nam Kỳ lục tỉnh đến miền Đông Nam Bộ

Thế nhưng, ý định của vua Minh Mạng "đụng" phải cái bóng quá lớn của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn thành Gia Định, vốn có chức năng quản lý các địa phương Nam Bộ và cả trấn Thuận Thành.

Sau khi "con cọp gấm miền Nam" - Tả quân Lê Văn Duyệt, một bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn, qua đời, triều đình đã bãi bỏ chức vụ tổng trấn và hệ thống hành chính trực thuộc thành Gia Định; chia Nam Bộ thành 6 tỉnh, gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên trực thuộc triều đình Huế.

Miền Đông - dáng đứng hào hoa - Ảnh 2.

Công nhân Công ty TNHH M2 Global, KCN Rạch Bắp, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong giờ làm việc

Từ đó, dân gian gọi vùng đất này là Nam Kỳ lục tỉnh và chia Nam Bộ thành 2 vùng: Tây Nam Kỳ gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và Đông Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Cụm từ miền Đông Nam Kỳ chính thức bước vào một văn bản có tính chất quốc tế là sau khi triều đình Đại Nam cùng nhà nước Pháp chính thức ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862), nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Côn Đảo cho Pháp.

Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa gọi miền Đông Nam Kỳ là miền Đông Nam phần. Sau năm 1975, qua nhiều lần tách nhập, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi vùng đất tiếp giáp giữa Nam Trường Sơn - Tây Nguyên với đồng bằng Cửu Long là Đông Nam Bộ, gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước. Danh xưng này chính thức được thể hiện trong các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Miền Đông - dáng đứng hào hoa - Ảnh 3.

Một góc Khu Công nghiệp Minh Hưng, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Đóng góp hơn 32% GDP quốc gia

Nhìn trên bản đồ hành chính Việt Nam, vùng Đông Nam Bộ chỉ rộng 23.560 km2 và dân số 18,7 triệu người - chiếm xấp xỉ 14% diện tích và 18% dân số cả nước nhưng đóng góp hơn 32% GDP quốc gia.

Vì vậy, vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, tứ giác động lực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm: TP HCM - Đồng Nai - Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, có vai trò cực kỳ to lớn đối với cả nước.

Trước đây, các văn bản nhà nước chỉ nói đến thuật ngữ "tam giác động lực". Chẳng hạn, miền Bắc có "tam giác động lực" Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; miền Trung có Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Ngãi; miền Nam có TP HCM - Biên Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu. Nhưng cách đây hơn 20 năm, trên Chuyên trang Miền Đông của Báo Người Lao Động, Trang Kinh tế của Báo Sài Gòn Giải Phóng và Báo Bà Rịa - Vũng Tàu có những bài báo đặt vấn đề: "Tứ giác động lực, tại sao không?" - ý muốn nhắc đến vai trò của Bình Dương trong tiến trình phát triển kinh tế của vùng.

Gần đây, ngày 7-10-2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 24 về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đối với vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để cụ thể hóa Nghị quyết 24, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tờ trình gửi Quốc hội về phát triển vùng đầu tàu kinh tế này, trong đó đã nhắc đến thuật ngữ "tứ giác động lực". Nghĩa là, Bình Dương chính thức trở thành một cạnh quan trọng có tính động lực của toàn vùng hạt nhân, đầu tàu kinh tế cả nước.

Với mức độ đô thị hóa đạt 67% (Bình Dương 82% và là công xưởng công nghiệp của Việt Nam); tứ giác động lực đóng góp 32% GDP, 44,7% ngân sách quốc gia; thu nhập bình quân đầu người cao nhất, tỉ lệ hộ nghèo ít nhất..., vùng đất và con người Đông Nam Bộ đáng được tôn vinh.

Miền Đông - dáng đứng hào hoa - Ảnh 4.

Tỉnh Tây Ninh thay đổi diện mạo, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển

Sức sống mới, năng động, sáng tạo

Nhiều năm qua, trong văn học hay trên báo chí, đất và người miền Đông ít được đề cập như miền Tây Nam Bộ.

Ông Lê Hoàng Quân - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM - từng băn khoăn: "Trước đây, Mỹ leo thang và xuống thang chiến tranh cũng ở vùng này, ác liệt lắm, hy sinh lớn lắm! Ngày nay, cùng cả nước, vì cả nước, vùng đất này cũng có nhiều đóng góp rất quan trọng nhưng ít được các nhà văn, nhà thơ, nhà báo nhắc tới nhiều".

Rồi đây, với việc "mở cửa bầu trời" khi đưa sân bay Long Thành vào hoạt động và nâng cấp cảng Cái Mép - Thị Vải mở rộng cửa ra thế giới, chúng ta hy vọng miền Đông sẽ thêm sức sống mới, năng động, sáng tạo mới, phát triển nhanh hơn nữa.

Mong rằng Báo Người Lao Động với những thông tin sâu, rộng về miền Đông Nam Bộ sẽ là diễn đàn trí tuệ của những cây bút trong và ngoài nước, đóng góp những kiến giải, đề xuất làm cho vùng đất đầy năng động này tiếp tục xây dựng dáng đứng hào hoa sáng đẹp trong dáng đứng Việt Nam phồn vinh ở tầm cao mới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo